Những thành công

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh về chế định miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại và thực tiến áp dụng tại công ty Cổ Phần Giao Thông Công Chính Thạch Thành (Trang 47)

Hình 2: Thống kê loại hình tranh chấp được giải quyết tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam năm 2014

(Nguồn http://viac.vn/thong-ke/loai-hinh-tranh-chap-a168.html)

Qua sơ đồ trên ta thấy, số vụ tranh chấp về mua bán hàng hóa chiếm 70% các vụ tranh chấp ở VIAC, điều đặc biệt là phần lớn số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, việc pháp luật thương mại Việt Nam có những quy định thống nhất với CISG có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể, đối với hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam, việc gia nhập CISG - luật mẫu trong mua bán hàng hóa quốc tế, sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới, làm giảm bớt xung đột pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế giữa pháp luật Việt Nam và các nước khác; tạo khung pháp luật thống nhất, tăng tính dự báo và minh bạch cho pháp luật về lĩnh vực mua bán hàng hóa, góp phần hoàn thiện các quy định trong nước liên quan; là điều kiện để việc giải quyết tranh chấp, nếu có.

Hơn nữa, nếu có thể áp dụng tốt các quy định trong CISG, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể chủ động lựa chọn văn bản này làm cơ sở pháp lý cho hợp đồng để có thể tiết kiệm được các nguồn lực trong quá trình chọn luật áp dụng, tránh được những chi phí và khó khăn từ việc áp dụng pháp luật nước ngoài (vì việc tham dự một phiên tòa tại nước ngoài, sử dụng nguồn luật nước ngoài là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam) cũng như giảm thiểu những tranh chấp trong việc chọn luật.

II.4.2 Những hạn chế

Vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một nội dung quan trọng trong hợp đồng thương mại cũng như các văn bản pháp lý liên quan. Cả CISG và pháp luật Việt Nam đều đã có những quan tâm nhất định về vấn đề này khi đã đưa ra quy định

tương đối rõ ràng về các căn cứ miễn trách nhiệm cũng như hậu quả pháp lý liên quan. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này cũng như tạo điều kiện tốt nhất để phòng tránh các trường hợp trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại, các chủ thể vẫn cần cẩn trọng với các vấn đề nảy sinh. Trước tiên là các vến đề liên quan đến việc xác định các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

Có thể lấy ví dụ tranh chấp do triều cường dâng cao là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện giữa các doanh nghiệp:

Ngày 22/4/2011 Công ty TNHH Kho vận tải Việt Thăng Long (Gọi tắt là CT Việt Thăng Long) ký Hợp đồng kinh tế số 17/11/HĐ-KB với Công ty TNHH MTV Cảng sông TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là CT CS TP.HCM), nội dung thuê một diện tích ước 50.000m2 trong mặt bằng cảng Phú Định để xây dựng kho bãi chứa hàng hóa với đơn giá 20.000đ/m2, thời gian thu tiền theo điều 2.1 hợp đồng này quy định: Thời gian thu tiền được tính từ tháng thứ 7 đối với thuê đất để xây kho và từ tháng thứ 4 đối với đất thuê để làm bãi kể từ khi bàn giao mặt bằng. Tại điều 3.1 Hợp đồng này quy định trách nhiệm của CT CS TP.HCM là: Có trách nhiệm thi công hạ tầng hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống đường, cấp thoát nước, điện, hệ thống PCCC vòng ngoài, đạt độ cao san lấp theo thiết kế đường… đảm bảo phục vụ khai thác kho - bãi theo quy hoạch Cảng Phú Định đã được duyệt. Tại điều 4.2 quy định: Trách nhiệm của CT Việt Thăng Long là: Thanh toán tiền thuê mặt bằng đầy đủ và đúng thời hạn. Đến nay, CT Việt Thăng Long đã đầu tư 28 tỷ đồng tại Cảng Phú Định và chuẩn bị đầu tư thêm 8 tỷ nữa. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa hai bên đã tan vỡ bởi… nước triều lên và thiếu sự hợp tác với nhau.

Theo Công văn số 259/CV-KD ngày 4/10/2013 của CT CS TPHCM cho đến ngày 30/9/2013 CT Việt Thăng Long đã nợ tiền thuê đất đến 1.041.600.000 đồng và từ đó đến nay cũng không chịu thanh toán. Theo CT CS TP.HCM, phía CT Việt Thăng Long đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng số 17/11/HĐ-KB. Ngược lại, phía CT Việt Thăng Long lại cho rằng phía CT CS TP.HCM không thực hiện đúng cam kết, không thi công hạ tầng đảm bảo được phục vụ khai thác kho bãi, hiện nay mỗi khi triều lên nước ngập khu kho, không thể khai thác được. Vì những lý do đó, CT Việt Thăng Long không trả tiền thuê đất mà ngược lại yêu cầu CT CS TP.HCM đền bù thiệt hại.

Ý kiến của công ty TNHH MTV cảng Sông T.P Hồ Chí Minh như sau: Việc xử lý môi trường và những ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty Việt Thăng Long, phía công ty CS TP.HCM đã rất cố gắng. Riêng việc xử lý bụi, do Cảng Phú Định thiết kế với hệ thống đường có kết cấu đá thâm nhập nhựa nên không thể tránh được bụi. Hiện nay tại Cảng Phú Định có nhiều đối tác cùng hoạt động, công ty Việt Thăng Long đã khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận tình trạng này trước khi ký hợp đồng thuê, nay mới đưa ra những đòi hỏi phi lý là không chấp nhận được. Việc ngập nước xảy ra khi có hiện tượng mưa lớn kết hợp triều cường là do mặt nước ngày càng dâng cao (hậu quả của biến đổi khí hậu). Đây là trường hợp bất khả kháng. Đường Hồ Ngọc Lãm dẫn vào cảng cũng bị ngập. Nếu CT Việt Thăng Long vì bất cứ lý do nào không thanh toán tiền thuê đất, CT CS TP.HCM sẽ buộc phải thanh lý hợp đồng và các thủ tục pháp lý tiếp theo. Quan điểm của CT Việt Thăng Long là nếu CT CS TP.HCM không đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện để CT Việt Thăng Long hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, CT Việt Thăng Long sẽ không trả tiền thuê đất và yêu cầu CT CS TP.HCM đền bù mọi thiệt hại. Theo nội dung hợp đồng đã ký, CT Việt Thăng Long khẳng định không vi phạm nghĩa vụ tài chính khi các yêu cầu chính đáng của mình chưa được giải quyết.

Vấn đề đặt ra là khi nước triều lên, bên nào phải chịu trách nhiệm và đây có là trường hợp bất khả kháng không?

Luật Thương mại 2005 có quy định về căn cứ miễn trách nhiệm khi gặp trường hợp bất khả kháng tại Điểm b Khoản 1 Điều 294. Tuy nhiên, thế nào là sự kiện bất khả kháng lại không quy định cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Do đó, để được miễn trách nhiệm trong hợp đồng, pháp luật dân sự đã có quy định cụ thể, chặt chẽ về những điều kiện để áp dụng “sự kiện bất khả kháng” khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng có mối quan hệ nhân quả. Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân, còn hành vi vi phạm là kết quả. Bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự..

Trong trường hợp này, biến đổi khí hậu, dẫn đến nước biển dâng đã có dự báo từ hàng chục năm trước, cho nên việc triều cường dâng cao đã được báo trước, không thể coi là bất khả kháng. Mặt khác, sự thiệt hại vì không kinh doanh được kho bãi do nước

triều dâng có thể được khắc phục bằng cách tôn cao đường, xây bờ bao, bờ kè… Trong trường hợp này phía CT CS TP.HCM chưa tiến hành các biện pháp khắc phục việc nước triều dâng chảy vào kho và không thoát nước được. Như vậy, tranh chấp trên không được áp dụng các điều lệ về bất khả kháng khi thực hiện hợp đồng.

Nhận xét: từ tranh chấp trên cho thấy, căn cứ mà bên công ty TNHH MTV cảng Sông T.P Hồ Chí Minh đưa ra không phải là trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong hợp đồng được ký kết giữa hai bên, các bên không hề có thỏa thuận sự tồn tại của trường hợp này là căn cứ để các bên được miễn trách nhiệm. Đây cũng không phải là một trường hợp bất khả kháng bởi đây không phải là trường hợp các bên không thể dự đoán trước được. Rõ ràng, việc không hiểu biết kỹ càng về các căn cứ để miễn trách nhiệm sẽ dẫn đến việc chủ thể không thể đưa ra được căn cứ hợp pháp và phải chịu thiệt hại trong các tranh chấp liên quan.

Không chỉ chú ý đến các căn cứ miễn trách nhiệm, các nghĩa vụ đi kèm của các bên khi tồn tại các căn cứ này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Còn nhiều các vấn đề mà hiện nay pháp luật thương mại Việt Nam còn quy định chưa cụ thể khiến cho việc bảo vệ quyền lợi của các bên cũng gặp không ít khó khăn. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ đó là trường hợp liên quan đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ thông báo khi xảy ra trường hợp mễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có yếu tố nước ngoài sau:

Cụ thể, tháng 02 năm 2008, Công ty trách nhiệm hữu hạn TN (thành phố Hồ Chí Minh) kí kết hợp đồng với một công ty nước ngoài tên SY mua năm (05) tấn phân u rê, giao hàng chậm nhất ngày 30 tháng 05 năm 2008. Sau đó, công ty TN đã mở thư tín dụng cho công ty SY, đồng thời kí hợp đồng bán lại toàn bộ lô hàng cho công ty M (Tiền Giang). Đến ngày 02 tháng 06 năm 2008, đã hết thời hạn giao hàng nhưng không thấy công ty SY giao hàng. Tại thời điểm này, giá phân u rê trên thị trường thế giới đã tăng cao hơn 30% đến 40% so với giá lúc kí hợp đồng. Tương tự, thị trường nội địa cũng đã lên cơn sốt giá phân bón. Khách mua ở Tiền Giang thúc giục công ty công ty TN giao hàng trong thời hạn bảy ngày nếu không họ sẽ khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng đến 8% giá trị lô hàng. Công ty TN cũng đã gửi thông báo yêu cầu thực hiện hợp đồng đến công ty SY nhưng phải tới một tuần sau đó, công ty SY mới gửi lại thông báo với nội dung do có bão tràn vào xưởng họ làm cho nhà máy sản xuất u rê bị hư hỏng nặng nên không thể giao hàng được. Công ty SY đề nghị giao hàng chậm 06 tháng còn nếu công ty TN không đồng ý thì hủy hợp đồng. Công ty SY đã viện lý do gặp bất khả kháng nên họ không phải bồi thường thiệt hại cho công ty TN.

Nhận xét: trong trường hợp này, công ty SY đã sử dụng căn cứ về sự xuất hiện của một sự kiện bất khả kháng để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Nếu công ty SY có thể đưa ra những chứng cứ chứng minh phù hợp thì họ có thể sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi găp phải sự kiện bất khả kháng, bên bán là công ty SY đã không thực hiện ngay nghĩa vụ thông báo cho bên mua biết mà chỉ đến khi hết thời hạn giao hàng và nhận được yêu cầu của bên mua, công ty SY mới đưa ra thông báo lý do không thực hiện hợp đồng. Điều này đã gây ra thêm nhiều thiệt hại cho công ty TN vì họ đã kí hợp đồng bán hàng cho một công ty thứ ba. Thiệt hại xảy ra không chỉ do việc không giao hàng đúng hạn mà còn do việc thông báo của công ty SY chỉ đến sau khi thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết. Vì vậy, công ty SY có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do hành vi không thông báo kịp thời của mình gây ra.

Tuy nhiên, một khó khăn cũng đặt ra cho công ty TN đó là công ty SY vẫn thực hiện nghĩa vụ thông báo, do đó, để có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc thông báo chậm trễ gây ra, công ty TN cần chứng minh được công ty SY đã không thông báo trong thời hạn hợp lý. Vấn đề cần quan tâm là pháp luật Việt Nam lại không hề đưa ra quy định cụ thể thế nào được xác định là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện nghĩa vụ thông báo, do vậy, công ty SY có thể viện lý do này là cái “phao” để trốn tránh trách nhiệm cũng như gây khó khăn cho công ty TN trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, các chủ thể cần hết sức quan tâm đến các quy định hiện hành của pháp luật, nắm rõ các trường hợp cũng như các nghĩa vụ kèm theo để bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.

Như vậy, với những quy định còn chung chung, hay chưa cụ thề về vấn đề miễn trách nhiệm trong Luật Thương mại 2005 làm cho các bên trong hợp đồng gặp nhiều khó trong việc giải quyết tranh chấp.

Kết Luận Chương 2

Như vậy, trong chương hai tác giả đã trình bày đầy đủ các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại, các nghĩa vụ đi kèm đối với các bên so sánh từng trường hợp theo quy định của CISG và pháp luật thương mại Việt Nam. Đồng thời, qua việc tìm hiểu này, tác giả cũng đã cho thấy nhũng hạn chế còn tồn tại trong các quy định đó nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài có thể nắm được và chủ động hạn chế được các rủi ro có thể pháp sinh liên quan đến vấn đề này. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan

trọng để các bên liên quan khác có thể thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh về chế định miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại và thực tiến áp dụng tại công ty Cổ Phần Giao Thông Công Chính Thạch Thành (Trang 47)