Sầm Hoa (Theo CRI online) (2011), “2011-Quan hệ Trung-Nhật khởi sắc?”,

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 44)

II. Xu hướng cạnh tranh Trung-Nhật trong tương lai 1 Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay

64Sầm Hoa (Theo CRI online) (2011), “2011-Quan hệ Trung-Nhật khởi sắc?”,

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/4961/nam-2011--quan-he-trung-nhat-khoi-sac-.html truy cập ngày

19/5/2011.

65Theo ĐCS Online(2011), “Năm trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản”,http://baoninhthuan.com.vn/news/9593p1c26/nam-tru-cot-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-nhat-ban.htm http://baoninhthuan.com.vn/news/9593p1c26/nam-tru-cot-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-nhat-ban.htm truy cập ngày 19/5/2011.

Như vậy, trước mong muốn hòa dịu căng thẳng của cả hai bên, xu hướng quan hệ Trung-Nhật trong năm 2011 sẽ dần được cải thiện. Nhìn nhận được tầm quan trọng của sự hợp tác này, phiên họp đầu tiên của nhóm các chuyên viên vốn được chính phủ Nhật Bản thành lập để thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc đã chỉ ra rằng “2011 là thời điểm tốt để tái xây dựng quan hệ song phương khi cả hai bên đã bình tĩnh nhìn nhận sự việc, đồng thời nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với Trung Quốc vì đây là thị trường đang tăng trưởng nhanh”.66

Nhìn chung, về xu hướng trong những năm tới, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều xem nhau là những đối tác quan trọng cần hợp tác và cũng là đối thủ lớn nhất của nhau ở khu vực. Sự hợp tác giữa hai nước được lý giả là do bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh… Ngoài ra, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa hai nước hiện nay là rất lớn: cả hai bên là đối tác hàng đầu của nhau trên hầu như mọi lĩnh vực: chính trị, đầu tư, thương mại, viện trợ, văn hóa… Chính sự tùy thuộc lẫn nhau này đã góp phần ngăn những xung đột căng thẳng trong vụ đụng tàu trên biển Hoa Đông tháng 9/2010 vừa qua không leo thang và dẫn đến đổ vỡ quan hệ.

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, những nguy cơ hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nước lớn, những tranh chấp biển đảo và kể cả những mâu thuẫn có từ quá khứ lịch sử như đã đề cập vẫn còn là những vấn đề nổi cộm mà hai bên luôn phải quan tâm giải quyết mới có thể duy trì được quan hệ ổn định để cùng nhau phát triển. Do vậy, quan hệ giữa hai bên trong những năm tới sẽ tiến triển theo xu hướng phức tạp là cả hai luôn đều cần đến nhau nhưng vẫn theo động thái vừa kiềm chế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác phát triển.

66 Theo Việt Báo (2011), “Nhật muốn nối lại quan hệ với Trung Quốc”, http://vietbao.vn/The-gioi/Nhat-

Đối với khu vực ASEAN, mỗi biến động trong hợp tác và cạnh tranh của hai quốc gia này đều có ảnh hưởng nhất định đến khu vực. Nếu hai nước này “hữu hảo” với nhau thì không chỉ có lợi cho quan hệ hai nước mà còn giúp an ninh và ổn định khu vực, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế mậu dịch và đầu tư. Đây còn là xu hướng tích cực không chỉ có lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.67 Trong tương lai, Đông Nam Á vẫn luôn là mục tiêu quan trọng trong cuộc chạy đua tranh giành tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm đạt được vai trò chủ đạo ở Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung.

KẾT LUẬN

Trong những thập niên gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, cạnh tranh Trung – Nhật được thể hiện rõ nét tại khu vực Đông Nam Á. Việc Nhật Bản gia tăng hợp tác với Mỹ, nhất là về an ninh quốc phòng không nằm ngoài mục tiêu cùng nhau kiêm chế Trung Quốc, mượn sức Mỹ để “đuổi kịp về chính trị”, duy trì “Trật tự châu Á” mà Mỹ đã sắp đặt từ thời chiến tranh lạnh là Mỹ là số 1 và Nhật Bản là số 2.

Cũng giống như mọi cuộc tranh đua khác, cạnh tranh Trung- Nhật được biểu hiện trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, anh ninh quốc phòng đến mô hình phát triển nói chung, trong đó hình thức “không tuyên bố”, “bán công khai” với việc thi đua mở rộng “ảnh hưởng mềm” là hết sức phổ biến. Hiện tại, nếu không tính yếu tố người Hoa, Hồng Công và Đài Loan thì ảnh hưởng mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á đến cuối thập niên đầu thể kỷ XXI về tổng thể đã vượt Nhật Bản, cho dù vốn đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong những năm tới, cạnh tranh Trung- Nhật ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng sẽ khó dẫn đến 67 Hà Phương (2007), “Triển vọng mới trong quan hệ Trung-Nhật”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,

đối đầu nhau vì hai nước này đang cần đến nhau để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và thúc đầy hội nhập khu vực, trước mắt là cùng hợp tác chống lại khủng hoảng tài chính nổ ra từ tháng 9/2008.

Trong các vấn đề chiến lược của khu vực và thế giới, sự gia tăng cạnh tranh Trung- Nhật sẽ tác động sâu sắc đến tương quan lực lượng của trục quan hệ Mỹ-Trung, đến vị thế của ASEAN và nhóm các nước thành viên. Cuộc cạnh tranh này một mặt làm tăng sự “mặc cả” của ASEAN trong quan hệ với các nước lớn, măc khác có thể phân hóa, cản trở sự phát triển của ASEAN. Tuy nhiên, việc cạnh tranh để hoàn thiện, tồn tại, và phát triển luôn là chuyện bình thường, nằm trong dòng chảy của lịch sử. Đất nước, dân tộc, tổ chức nào nếu biết khai thác, vận dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó thì luôn mang lại thành quả tốt đẹp cho hòa bình và phát triển. Cạnh tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á, do đó đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội cho các nước khu vực. Trong đó, Việt Nam với quan hệ lâu đời. gần gũi và sâu sắc với cả Trung Quốc và Nhật Bản cần suy nghĩ làm thế nào để vừa phát triển vừa giữ cân bằng được hai mối quan hệ này, tránh lập lại sai lầm mà chúng ta đã mắc phải trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc trong thời kỳ phân liệt Xô-Trung mấy thập kỷ trước đây.

MỤC LỤC

Như vậy, mặc dù trong tuyên bố ngoại giao, Nhật Bản ủng hộ hướng đến “một nước Trung Quốc”, song trên thực tế Nhật Bản luôn tăng cường quan hệ với Đài Loan vì mối quan hệ này đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và an ninh chính trị đối với Nhật Bản. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu mà Nhật Bản còn có quan hệ chính trị an ninh gần gũi với Đài Loan. Bắc Kinh phê phán Tokyo là quá gần gũi với lực lượng theo đuổi độc lập cho Đài Loan. Và xem ra, về thực chất, có thể Nhật cũng chưa muốn Trung Quốc – Đài Loan hợp nhất, vì như thế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản. Vấn đề Đài Loan, do đó, cũng sẽ là một trong những vấn đề gai góc trong quan hệ Trung-Nhật trong tương lai...11 CHƯƠNG II:...13 CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á...13

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 44)