Song phương ở đây bao gồm cả trường hợp Nhật hay Trung Quốc ký kết với toàn khối ASEAN

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 31)

Nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản đang chạy đua trong việc kí kết các hiệp định tự do thương mại song phương.

Nhật Bản là nước đầu tiên châm ngòi cho những thảo luận và đề án FTA sôi nổi tại khu vực từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Sau đó, Nhật và Singapore bắt đầu thảo luận từ tháng 11/1999 và đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế (Japan-Singapore Economic Partnership Agreement, JSEPA) vào tháng 1/2002. Từ năm 2004, Nhật đã xúc tiến thương lượng và cuối cùng đã ký kết FTA song phương với Phi-lip-pin, Malaixia và Thái Lan trong năm 2006 và với Inđonesia năm 2007.49 Cùng vào thời điểm đó, Thủ tướng Koizumi đề xuất lập quan hệ đối tác toàn diện Nhật-ASEAN.

Tuy nhiên, trong lúc Nhật còn lúng túng, chậm chạp trong quá trình triển khai hợp tác thì Trung Quốc đã tiến hành nhanh chóng một chiến lược rất dứt khoát, rõ ràng và hấp dẫn đối với ASEAN. Đó là Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trung Quốc và 10 nước ASEAN qua các Hội nghị thượng đỉnh ở Brunei (2001), Pnom Penh (2002), Bali (2003) và Vientiane (2004) đã lần lượt thoả thuận các bước chuẩn bị để cuối cùng đi đến ký kết các hiệp ước liên quan đến FTA.

Tính cạnh tranh trong FTA của Trung Quốc còn được thể hiện ở nội dung của Hiệp định: Trung Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với nội dung hấp dẫn để các nước ASEAN dễ chấp nhận. Ngoài kế hoạch giảm thuế nói chung, hiệp định bao gồm một chương trình gọi là Thu hoạch sớm (Early Harvest) để giảm thuế ngay (từ đầu năm 2004) những mặt hàng nông phẩm mà đa số các nước ASEAN đặc biệt quan tâm. Trong hiệp định, Trung Quốc cũng đặc biệt chiếu cố các thành viên mới của ASEAN (Việt Nam, 49Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”,

Lào, Myanmar và Cambodia): Trung Quốc dành sự đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cho cả các nước chưa gia nhập WTO, trì hoãn nghĩa vụ thực hiện FTA đối với các thành viên mới, viện trợ 5 triệu USD cho chương trình phát triển lưu vực sông Mê Kông, phụ đảm 1/3 phí tổn xây đường cao tốc nối Côn Minh với Bangkok. Tóm lại, Trung Quốc đơn phương mở cửa thị trường trước cho hàng hoá của ASEAN và chịu phụ đảm nhiều hơn cho các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế khu vực.

Sở dĩ, Trung Quốc có thái độ tích cực như vậy là do Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước Đông Nam Á trong cuộc chạy đua với Nhật Bản về vị trí lãnh đạo “Cộng đồng Đông Á” trong tương lai. Mặt khác, Trung Quốc cũng muốn cho các nước trong khu vực thấy hình ảnh thân thiện của một nước Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình”. Có thể nói, trong việc thỏa thuận ký kết ACFTA, ASEAN nhắm cái lợi kinh tế, còn Trung Quốc nhắm cái lợi về chính trị.

Chính sự kiện này đã làm cho Nhật tỉnh ngộ, nhận thấy cần phải đặt lại chiến lược ASEAN để vừa duy trì ảnh hưởng tại vùng này, vừa giữ thế chủ động trong quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai. Từ đó, Nhật đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật- ASEAN vào tháng 12 năm 2003 tại Tokyo. Gọi là “đặc biệt” vì đây là lần đầu tiên một hội nghị như vậy được tổ chức tại một nước không phải thành viên ASEAN. Theo tuyên ngôn Tokyo, Nhật sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập với nhau hơn nữa. Nhật cũng ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho ASEAN, đặc biệt trong lãnh vực đào tạo nhân tài, phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa, và giúp phát triển các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông để rút ngắn khoảng cách giữa 2 nhóm nước (6 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới) trong khối này. Mặt khác, Nhật và ASEAN sẽ tăng cường sự liên kết kinh tế về mọi mặt. Cho đến năm 2012, hai bên sẽ cụ thể hoá ý tưởng này bằng việc ký Hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật ASEAN (JACEP) mà Thủ tướng

Koizumi đề xướng tại Singapore tháng 1 năm 2002. Sự liên kết này có phạm vi rộng, từ trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đến hợp tác đầu tư, tài chánh, tiền tệ, công nghệ thông tin, năng lượng…Trên quan hệ đặc biệt này, Nhật và ASEAN sẽ hợp tác trong các vấn đề của khu vực và thế giới.

Tóm lại, tuyên ngôn Tokyo và Kế hoạch hành động là sự cam kết cao độ của Nhật trong việc giúp các nước ASEAN hơn nữa. Đây là chiến lược của Nhật nhằm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w