Vấn đề Cộng đồng Đông Á lần đầu tiên được chính thức bàn đến là vào năm 2001 khi Nhóm bàn thảo về tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 25)

tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý của Tổng thống Hàn Quốc đương thời Kim Dae Jung.

Mặt khác, quốc gia nào nắm được Đông Nam Á, quốc gia ấy sẽ có được lợi thế rất lớn trong việc lãnh đạo Đông Á, thậm chí là Châu Á.

Ngay từ những năm 1980 thế kỷ trước, Nhật Bản đã là nước đầu tiên đưa ra kiến nghị thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” và các nhà kinh tế Nhật Bản đưa ra công thức “Đàn én bay”, tức là trong hợp tác kinh tế của Đông Á thì Nhật Bản là “con én đầu đàn”, tiếp theo đó là bốn “con rồng châu Á”, sau đó mới là các nước đang phát triển như Malaysia và Trung Quốc40. Nhưng vào đầu thế kỷ XXI, do kinh tế Nhật Bản bị đình trệ, bên cạnh đó tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi lớn, nên công thức “đàn én bay” chỉ tồn tại trên giấy tờ. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi kêu gọi thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” với ý đồ nắm lại quyền lãnh đạo nhóm này, nhưng cuối cùng vẫn không thành. Tuy nhiên, muốn giành được quyền lãnh đạo Đông Á, Nhật Bản hiểu rằng phải lôi kéo được khu vực Đông Nam Á hay các nước ASEAN làm đồng minh.

Như Nhật Bản, Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động đối ngoại để giành lấy quyền chủ đạo này. Bước vào thế kỷ XXI, xuất phát từ chiến lược kinh tế toàn cầu, Trung Quốc càng đặt quan hê hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN lên hàng đầu. Cùng với các nước ASEAN, Trung Quốc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đồng thời nhanh chóng thành lập “Khối cộng đồng Đông Á”.

Tóm lại, để nắm được vai trò chủ đạo khu vực Đông Á, cả hai quốc gia đều nhận thức được rằng, trong ván cờ này, ASEAN đóng vai trò trung gian, nước nào lôi kéo được ASEAN, nước ấy sẽ có thể có vị trí “chim én đầu đàn” của “Cộng đồng Đông Á”. Do vậy, cạnh tranh Nhật – Trung đối với khu vực Đông Nam Á trong vấn đề này cũng không kém phần quyết liệt như trên phương diện quân sự, kinh tế hay thậm chí là các vấn đề lịch sử còn tồn đọng.

40 Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật- Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.19. Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.19.

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w