Từ lâu, năng lượng dầu mỏ đã là một vấn đề rất nhạy cảm đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là với các nước phát triển như Nhật Bản và Trung Quốc, nhu cầu năng lượng với họ là rất lớn. Trên thế giới, thậm chí đã có rất nhiều cuộc chiến tranh đổ máu chỉ vì vấn đề nhạy cảm này.
Từ năm 2002, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Dự đoán lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 60% vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2006 đạt mức 10,5% tăng 1% so với năm 200550. Với đà tăng trưởng như vậy, Trung Quốc cần phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu.
Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguồn nhiên liệu chủ yếu đều nhập khẩu (nước này hầu như phải nhập toàn bộ số dầu lửa cần thiết lên tới 99,7% ). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế địa nhiệt… Trên thực tế Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%.51 Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ 3 thế giới. Nhưng do 50Đỗ Minh Cao (2007), “Quan hệ Nhật – Trung xung quanh vấn đề năng lượng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á(4)
tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình.
Sự thiết hụt nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế đất nước buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn năng lượng ở nước ngoài. Tại Đông Nam Á, Biển Đông là một tiềm năng về trữ lượng dầu mỏ. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.52
Mặt khác, Trung Quốc và Nhật Bản còn là hai trong nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Ước tính lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.53
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đã dẫn tới nhu cầu khổng lồ về dầu và khí để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của các phương tiện giao thông. Người ta ước tính rằng, hàng năm, nhu cầu dầu từ Đông Á sẽ tăng 2,7% từ 14,8 triệu
51 Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứuĐông Bắc Á (7). Tr.14. Đông Bắc Á (7). Tr.14.
52 “Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế”, Nghiên cứu biền Đông,
http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-chien-lc-va-tiem-nng, truy cập ngày 5/5/2011.
thùng/ngày (mmbpd) lên 29,8 mmbpd vào năm 203054, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng một nửa tổng số. Nhu cầu năng lượng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những động thái mang tính cứng rắn gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông với ASEAN như bắt giữ ngư dân Việt Nam, tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ngang hàng với Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan; dấy lên những quan ngại trong các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc cũng như những nước có lợi ích liên quan như Mỹ và Nhật.
Đối với Nhật Bản, vùng biển này hết sức quan trọng về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị Trung Quốc khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70%55
lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Sự phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường hàng hải này khiến Nhật Bản rất lo ngại và nghi kỵ trước những hành động đơn phương mang tính quả quyết của Trung Quốc gần đây ở biển Đông và ngầm ủng hộ lập trường của các nước ASEAN trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc.
Tiểu kết:
Tóm lại, với những mâu thuẫn từ rất lâu đời và tương quan thay đổi từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản và Trung Quốc không ngừng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự đến năng lượng nhằm tranh giành tầm ảnh hưởng của mình tới khu vực Đông Nam Á - một vị trí chiến lược giao thông hàng hải quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù từ sau 54Nt
chiến tranh lạnh, hai quốc gia láng giềng này đã cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước hướng tới đối tác chiến lược, tuy nhiên, trong quan hệ hai nước vẫn và đang tồn tại một loạt thách thức tiềm tàng. Nguyên nhân sâu xa của những thách thức này là cuộc cạnh tranh ngầm: giành thế mạnh tại châu Á- Thái Bình Dương. Để khẳng định được vị thế của mình trên thế giới, hai nước cần khẳng định vai trò chủ đạo của mình với khu vực châu Á nói chung và tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với những quyết tâm lớn như vậy, triển vọng quan hệ Trung-Nhật trong tương lai sẽ như thế nào? Liệu Trung Quốc và Nhật Bản có thể gạt bỏ được những nghi kỵ và bất đồng cũng như những lợi ích quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để cùng xây dựng một thế kỷ XXI của “quan hệ đối tác hữu nghị và hợp tác” vì “hòa bình và phát triển”56 như trong tuyên bố chung năm 1998 hay không? Điều này sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở phần tiếp theo của bài Khóa luận.
CHƯƠNG III:
XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TRONG TƯƠNG LAII. Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt I. Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt
Nam