Kinh tế Trung Quốc không những phát triển với tốc độ cao mà ngày càng có đặc tính là nghiêng về xuất khẩu hàng công nghiệp Xem Trần Văn Thọ (2005, 2006), Ch 3.

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 27)

Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật chiếm tới trên 20% trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phần của Nhật giảm liên tục trong khi của Trung Quốc tăng nhanh. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mỹ và tiến gần bằng thị phần của Nhật. Tại các nước thành viên mới của ASEAN, vị trí của Trung Quốc vượt Nhật từ nhiều năm truớc và khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn. Tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật từ năm 2003 trở thành nước lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam (xem Hình 2).

Về đầu tư nước ngoài (FDI), Trung Quốc phát biểu chính sách này lần đầu năm 1998 và chiến lược đẩy mạnh chính sách được ghi rõ trong Kế

họach 5 năm lần thứ X (2001-2005). Vào cuối năm 2005, tại ASEAN, tích lượng (stock) FDI của Trung Quốc nhiều nhất là tại Singapore (hơn 300 triệu USD), sau đó tới Malaysia (200 triệu USD) và các nước khác. Tuy nhiên so với Nhật là nước đã đầu tư nhiều tại các nước thành viến cũ của ASEAN từ gần nửa thế kỷ nay, vị trí của Trung Quốc không đáng kể. Tại Việt Nam, từ khoảng năm 2001, Trung Quốc bắt đầu đầu tư nhiều trong ngành xe máy, đồ điện gia dụng, v.v. nhưng so với Nhật vị trí của Trung Quốc còn rất thấp. Vào cuối năm 2006, tích lượng FDI tại Việt Nam theo vốn đăng ký là 60 tỉ USD trong đó Nhật 7,4 tỉ (chiếm 12,3%), Trung Quốc chỉ có hơn 1 tỉ (1,8%), và Mỹ là 2,2 tỉ (3,7%).42

Đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc tại Lào, Campuchia và Myamar. Mấy năm gần đây, Trung Quốc là nước dẫn đầu FDI tại Campuchia (chủ yếu sản xuất hàng may mặc). Tại Lào, tích lượng FDI (từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2007) của Trung Quốc xếp hàng thứ hai, sau Thái Lan, còn Nhật ở vị trí thứ năm. Tại Myanmar, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đầu tư ít, nhưng về ODA thì Trung Quốc độc chiếm vì Nhật và các nước khác tiếp tục chính sách chế tài kinh tế đối với Myanmar, trong khi Trung Quốc muốn thừa cơ này củng cố thế lực ở phía tây nam. Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc liên tục viện trợ cho Myanmar, bao gồm nhiều lãnh vực từ xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng đến các dự án phát triển công nghiệp. Tình hình chính trị ở Myanmar và môi trường quốc tế chung quanh nước nầy đã thay đổi hẳn vị trí của Nhật và Trung Quốc.

3.2. Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997

Cuộc khủng khoảng tiền tệ Á châu (1997-98) đã trở thành cơ hội cho cả Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện vai trò của mình như là một nước lớn với các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Luận Văn Khóa luận DAV Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w