Các nhân tố môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thương mại điện tử từng phần cho công ty CPTMTH Quảng Hòa (Trang 25)

a. M ô i trường pháp lý cho thương mại điện tử

Từ năm 2005 đến nay, sau khi kế hoạch tổng thề phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 được chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bồ sung, hoàn thiện.

Hai văn bản luật được Quốc hội ban hành, tạo nền tảng pháp luật cho TMĐT đó là Luật Giao dịch điện tử (tháng 11 năm 2005) và Luật công nghệ thông tin (năm 2006). Việc ra đời hai văn bản luật này đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006 – 2010, bảy văn bản cấp Nghị định đã được ban hành. Các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định đó.

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần dần được hoàn thiện. Ngoài ra trong năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Với hệ thống văn bản khá đầy đủ như trên, có thể thấy khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành và dần hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các ứng dụng TMĐT.

b. Môi trường kinh tế vĩ mô

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ

ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 - 5 năm trước.

Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật Bản thấp hơn năm 2011 còn đối với Trung Quốc và các nước ASEAN thì chỉ tăng cao hơn một chút. Quan hệ về đầu tư và xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc.

Đối với Việt Nam, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011, chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%.

Tỷ giá hối đoái ít thay đổi.

Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm.

Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011).

Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2012 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011).

Có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.

Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.

Môi trường kinh tế đã tạo nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức cho TMĐT hình thành và phát triển, TMĐT tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, củng cố quan hệ khách hàng, cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, đưa ra tại Lễ kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam vào sáng 01/12/2012. Đây là một tiềm năng rất lớn cho ngành thương mại điện tử.

Niềm tin vào TMĐT đã dần được hình thành không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn ở một bộ phận người dân trong xã hội, đó là tín hiệu đáng mừng cho TMĐT.

Đối với doanh nghiệp, thời gian gần đây, doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng TMĐT trong hoạt động mua - bán của mình. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương năm 2012 về tình hình ứng dụng TMĐT tại hơn 3.000 doanh nghiệp trên cả nước thì 42% doanh nghiệp đã có website, 11% doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong năm 2012. Doanh nghiệp có website dẫn đầu vẫn là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, bất động sản (73%); giáo dục, đào tạo (68%); công nghệ thông tin, truyền thông (63%).

Còn với người mua, từ năm 2009 đến nay, việc mua bán hàng hóa qua mạng đã trở thành một hình thức được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng, đặc biệt là những người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng tại các đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực về TMĐT đáp ứng cho các doanh nghiệp cũng tăng về số lượng và chất lượng. Nhiều trường đại học cao đẳng đã cho môn học về TMĐT là môn học cơ bản, số lượng trường tổ chức giảng dạy về TMĐT ngày càng tăng.

Tuy đó là những dấu hiệu đáng mừng nhưng chỉ là bước khởi đầu cho doanh nghiệp, thực phần trăm doanh nghiệp và người dân chưa tin vào TMĐT còn khá nhiều, vấn đề này đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp.

d. Môi trường công nghệ cho thương mại điện tử

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến hết ngày 31/10/2012 tổng số tên miền “.vn” đang duy trì đạt 225.970 tên miền, đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký, sử dụng tên miền mã quốc gia.

Trong tổng số 225.970 tên miền “.vn” đang duy trì, có 142.828 tên miền (chiếm tỷ lệ 63,21%) là do tổ chức đứng ra đăng ký. Nếu loại trừ tên miền của các cơ sở y tế, giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan nhà nước (tên miền gov.vn, edu.vn, org.vn, và các tên miền không có tính chất kinh doanh khác), thì ước lượng khoảng 55,2% số tên miền

“.vn” (tương đương 124.730 tên miền) là do các doanh nghiệp đăng ký. Theo Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam năm 2008 là 27.600 nghìn thuê bao, đến năm 2012 con số này là 12.515,6 nghìn thuê bao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi tham gia TMĐT cũng cần để ý đến vấn đề an toàn trong quản lý hạ tầng thông tin điện tử và trong giao dịch điện tử. Đó là những vấn đề cấp bách hiện nay.

e. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của công ty CPTMTH Quảng Hòa có thể kể đến như: công ty CPTMTH Bảo Lạc, công ty TNHH Nam Hải, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng, siêu thị Star, . . . cùng với rất nhiều công ty kinh doanh thương mại tổng hợp khác trên cả nước. Ngoài ra sản phẩm của doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh bởi sản phẩm của Trung Quốc giá rẻ xuất hiện nhiều trên thị trường.

Các đối thủ của công ty cũng đã có sự đầu tư cho TMĐT, tiêu biểu là siêu thị Ngọc Xuân thuộc công ty công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng với website caobangimexco.com. Điều này tạo thách thức lớn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thương mại điện tử từng phần cho công ty CPTMTH Quảng Hòa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w