mạnh ứng dụng TTTT trên website www.hangtot.com của CTCP Công nghệ DKT.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Xuân Cù
Kinh tế – Chính trị
Kinh tế và Chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế đảm bảo quyền lợi chính trị, ngược lại chính trị đảm bảo cho kinh tế vận động và phát triển. Cả 2 yếu tố này có ảnh hưởng tới sự phát triển của TMĐT nói chung, thanh toán nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trên mọi mặt của Việt Nam với thế giới.
Các yếu tố của môi trường kinh tế tác động lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, đồng thời, sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn kéo dài đến tận thời điểm hiện tại: tỷ lệ thất nghiệp cao, nợ công tăng, lạm phát, ... . Năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 5,03%, giảm 0,86% so với 20119. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như thế được xem là hợp lý. Kinh tế khó khăn khiến cho các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm chi phí, và thực tế các doanh nghiệp tìm đến với TMĐT ngày càng nhiều hơn. Thêm nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, mặc dù cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Và TMĐT chính là cầu nối giúp cho hoạt động thương mại quốc tế được đẩy mạnh hơn.
Về chính trị, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất. Nền chính trị ổn định tạo nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi lĩnh vực trong đó có TMĐT được phát triển một cách an toàn, ổn định.
Văn hóa – Xã hội
Sự hiểu biết của người tiêu dùng về TMĐT được coi là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của TMĐT nói chung và TTTT nói riêng. Hiện nay, vấn đề này phần nào đã giải quyết được khi mà mua sắm trực tuyến, TTTT tại Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt trong giới trẻ. Đây được xem là một thế hệ năng động, có cái nhìn tích cực với những điều mới mẻ, ưa thích và thường xuyên tiếp cận với công nghệ. Tuy nhiên, cơ cấu dân số
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Xuân Cù
của mỗi quốc gia không chỉ có giới trẻ, thêm vào đó, sự nhận thức cũng có sự khác biệt ở mỗi vùng địa lý khác nhau, thành thị khác nông thôn, miền nam khác miền bắc hay miền trung, ... Do đó cũng không thể không đề cập tới tâm lý chung của đại đa số người tiêu dùng có ảnh hưởng không tốt tới TMĐT, tới mua sắm trực tuyến và đặc biệt là TTTT như: Tâm lý về sự rủi ro trong TTTT, thói quen tiêu dùng và sử dụng tiền mặt, thói quen đến các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm như một thú vui, giải trí, ...
Pháp luật
Ngay khi kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bổ sung, hoàn thiện. Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ 01/03/2006. Tiếp đó là Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung như: Nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, thông tư hướng dẫn nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt,... . Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần được hoàn thiện. Ngoài ra, năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.
Ngày 12/07/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015. Đến nay, khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam có thể nói đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Xuân Cù
Hình 2.3: Hệ thống luật, nghị định về giao dịch điện tử và CNTT
(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2011 – Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương)
Công nghệ thông tin – Viễn thông
Công nghệ là nhân tố ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển của TMĐT. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được coi trọng vì nó có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại cũng như triển khai hoạt động TTTT trong kinh doanh TMĐT. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. “Trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã theo kịp những quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, những quốc gia đã có lịch sử Internet tồn tại lâu đời hơn. Internet đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống người Việt Nam”10.
Hạ tầng viễn thông của Việt Nam cũng có bước phát triển vượt bậc, được Đảng và nhà nước chú trọng phát triển, là “hạ tầng của hạ tầng” trong định hướng phát triển đất nước theo hướng hiện đại đến năm 2020. Thêm vào đó, các cơn lốc “siêu phẩm công nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab, smart phone, ... với nhiều tính năng vượt trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, hỗ trợ cho TMĐT nói chung và TTTT nói riêng ngày một phát triển mạnh mẽ.
2.2.2.2. Môi trường vi mô
10Dẫn lời phát biểu của ông Lukas Mira – Giám đốc trực tuyến công ty Cimigo – Công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường và quảng bá thương hiệu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Lê Xuân Cù
Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bất kể hoạt động theo mô hình kinh doanh nào.
Khách hàng – người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn trong lựa chọn của họ. Họ luôn mong muốn được cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất trong toàn bộ quá trình giao dịch. Đối với thanh toán, bảo mật là vấn đề mà khách hàng luôn quan tâm. Bên cạnh đó, sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng cũng là nhân tố khiến họ quyết định lựa chọn TTTT. Tuy nhiên, thói quen mua sắm cũ của người tiêu dùng khó đổi là khó khăn lớn nhất mà TMĐT Việt Nam cần giải quyết. Người tiêu dùng sử dụng TMĐT để mua sắm phần lớn là giới trẻ, dân văn phòng thông thạo máy tính và thích “lướt” mạng. Song họ còn lo ngại trước hình thức TTTT qua thẻ tín dụng hoặc ebanking khi mua sắm trực tuyến trên mạng chưa đạt được tính bảo mật cao, dễ lộ thông tin. Vì vậy phần lớn họ vẫn sử dụng dịch vụ thanh toán COD, gây nên không ít tốn kém về tiền bạc và hao phí nguồn lực cho cả doanh nghiệp và xã hội. Với mỗi đơn hàng lựa chọn dịch vụ COD, doanh nghiệp mất trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng cho chi phí gọi điện thoại xác nhận lại đơn hàng, và đi thu hộ tiền. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ dư luận mang tâm lý “của rẻ là của ôi” và lo ngại chất lượng không đúng như họ xem quảng cáo.
Khách hàng – doanh nghiệp: Khi kinh doanh qua mạng phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến, bên cạnh việc doanh nghiệp tự mở một website riêng thì việc chọn tham gia những website có sẵn của bên thứ ba (sàn giao dịch TMĐT) để tiến hành hoạt động bán hàng của mình cũng ngày càng trở nên phổ biến.
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của nền kinh tế thị trường.Để có thể có được vị trí tốt trong ngành đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại Việt Nam, có rất nhiều website kinh doanh theo mô hình sàn giao dịch điện tử, và www.hangtot.com không phải là website tiên phong trong mô hình này. www.vatgia.com, www.enbac.com, www.muachung.vn, www.chodientu.vn, www.123mua.vn là 5 sàn giao dịch được mọi người ưa chuộng nhất, chiếm thị phần áp đảo với 94% tổng số giao dịch thành công và doanh thu cộng gộp trên 5 sàn này chiếm 86% tổng doanh thu của toàn bộ sàn giao dịch11. Với các đối thủ cạnh tranh như vậy, www.hangtot.com chắc chắn gặp nhiều khó khăn, muốn