Giải pháp về giá cả, chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam (Trang 37)

Giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thi trường may mặc thế giới. Hiện nay công ty buộc phải phấn đấu làm sao để có chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất. Chính vì vậy công ty cần chú ý đến việc:

+ Mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm NVL trong sản xuất, cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của công ty.

+ Tiếp đó công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các phí tổn thương mại để giảm giá bán các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm.

+ Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài cũng phải được tính toán cẩn thận sao cho hiệu quả cao nhất với một mức phí cố định. Nếu cứ quảng cáo khuyến mại tràn lan và không phù hợp với các thị trưòng nước ngoài thì có khi rất tốn kém mà chẳng có tác dụng gì, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng như trong trường hơp không phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của khách nước ngoài.

+ Ngoài ra công ty cần cố gắng tiếp cận được càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có thể được bán với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng và kịp thời hơn.

Giá thường được chào theo điều kiện F.O.B, bao gồm cả bao gói hoặc C.I.F. Thanh toán thường dùng hình thức L/C kèm giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa hoặc hình thức CAD, tuy nhiên phần lớn các nhà nhập khẩu thích hình thức tín dụng 60 ngày. Khi đã có mối quan hệ kinh doanh tốt, hình thức thanh toán bằng mở tài khoản cũng có thể được sử dụng để tiết kiệm chi phí cho hai bên. Nói chung, hình thức thanh toán không cứng nhắc một khi mối quan hệ đã được thiết lập trên cơ sở niềm tin.

Để kích cầu, hoạt động khuyến mại bán lẻ (đặc biệt thông qua hệ thống cửa hàng may mặc chuyên biệt) ngày càng phải được tăng lên . Khi khách hàng trở nên nhạy cảm với giá cả hơn thì công phải giảm giá thành kinh doanh, thường phần thiệt thuộc về nhà sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn phải đưa ra mức giảm giá (chiết khấu) để lôi kéo khách hàng. Kết quả là cả khách hàng và nhà sản xuất chỉ tạo được mức lãi tối thiểu. Để tăng mức lãi, nhà sản xuất phải giảm mức nhập khẩu nguyên liệu và thực hiện các chương trình nhãn mác riêng của mình.

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w