Định hướng phát triển của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam trong sản

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam (Trang 33)

trong sản xuất hàng dệt may

Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường, đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của công ty cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, góp phần cùng với các công ty trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam, cụ thể công ty phấn đấu từ nay đến năm hết năm 2015 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau.

Mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng.

Trong những năm tới, công ty may cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Pháp, ý,Tây Ban Nha, Nhật, Nga…đó là thị trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đến thị trường Châu á như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… Các khách hàng ở các nước , phát triển Châu á đã có bề dày quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nhưng là sau khi họ đặt gia công ở công ty, họ lại tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển và chậm phát triển khác để kiếm lời. Ngoài ra, xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở các nước này rẻ hơn nhiều. Vì

vậy, công ty sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển và ký kết hợp đồng trực tiếp với các khách hàng nhằm để thu được lợi nhuận cao hơn.

Từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)

Với phương thức mua đứt bán đoạn, công ty đã chủ động trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho khách hàng.

Trong những năm tới phương thức gia công vẫn còn được chú trọng nhờ những ưu điểm của nó. Hiện nay công ty chưa đủ vốn để mua nguyên vật liệu và năng lực để sản xuất cho tất cả các đơn hàng. Thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn đòi hỏi công ty phải có vốn lưu động lớn , luôn luôn có một dự trữ nguyên vật liệu. Nguồn vật liệu công ty hiện nay tìm được vẫn chưa đáp ứng đủ cả về số lượng, chất lượng cho nhiều đơn hàng mua đứt bán đoạn. Vì thế phương thức gia công vấn tiếp tục được duy trì trong những năm tới.

Đẩy mạnh xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược của công ty trong những năm tới. Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm và cung cấp nguyên vật liệu phù hợp đồng thời tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, ý, Đức… Tỷ trọng hàng bán đứt sẽ tăng dần lên. Năm 2012 tỷ trọng doanh thu của hàng bán đứt đoạn chiếm khoảng 70%

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.

Trong những năm tới đây công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 20 – 21%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất_vận hành, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp nhằm nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho các chiến lược dài hạn của công ty, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước , tăng thu nhập bình quân lao động hàng năm.

Một phần của tài liệu Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w