3.1.1 Định hướng phát triển chung
Công ty định hướng kế hoạch phát triển của mình từ nay đến năm 2015 với những kế hoạc như sau:
Về cơ sở vật chất: Công ty đang có kế hoạch mở rộng xí nghiệp I , chuẩn bị đầu tư xây dựng 04 xưởng may , 02 xưởng thêu, nhà cắt hoàn thiện , kho thành phẩm ,thu hút thêm lao động làm việc tại công ty.
Về thị trường và sản phẩm: Mở rộng thị trường,phát triển thêm những thị trường mới: Nam Phi, nigieria, camaroon, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu và tăng cường mối quan hệ với các bạn hàng trong nước.Ngoài việc sản xuất một số mặt hàng theo hợp đồng gia công: áo giắc két, bộ thể thao, quần lửng các loại, quần áo đồng phục…
Công ty sản xuất kinh doanh đa dạng hoá một số sản phẩm khác nhằm phát triển mở rộng quy mô,nâng cao đời sống và tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân của công ty
Về cơ cấu tổ chức: Tiếp tục đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, phù hợp với cơ chế thị trường đầy năng động, chú trọng nâng cao năng lực,phẩm chất đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới
Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn mới thể hiện đầy đủ ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong công ty nhằm đưa công ty ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế VIỆT NAM. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cùng năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý, nhất định công ty sẽ thành công.
3.2.2 Định hướng phát triển của công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu 277 Hà Namtrong sản xuất hàng dệt may trong sản xuất hàng dệt may
Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường, đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của công ty cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, góp phần cùng với các công ty trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam, cụ thể công ty phấn đấu từ nay đến năm hết năm 2015 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau.
Mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường nhiều tiềm năng.
Trong những năm tới, công ty may cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Pháp, ý,Tây Ban Nha, Nhật, Nga…đó là thị trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đến thị trường Châu á như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… Các khách hàng ở các nước , phát triển Châu á đã có bề dày quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nhưng là sau khi họ đặt gia công ở công ty, họ lại tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển và chậm phát triển khác để kiếm lời. Ngoài ra, xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở các nước này rẻ hơn nhiều. Vì
vậy, công ty sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển và ký kết hợp đồng trực tiếp với các khách hàng nhằm để thu được lợi nhuận cao hơn.
Từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo phương thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)
Với phương thức mua đứt bán đoạn, công ty đã chủ động trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho khách hàng.
Trong những năm tới phương thức gia công vẫn còn được chú trọng nhờ những ưu điểm của nó. Hiện nay công ty chưa đủ vốn để mua nguyên vật liệu và năng lực để sản xuất cho tất cả các đơn hàng. Thực hiện phương thức mua đứt bán đoạn đòi hỏi công ty phải có vốn lưu động lớn , luôn luôn có một dự trữ nguyên vật liệu. Nguồn vật liệu công ty hiện nay tìm được vẫn chưa đáp ứng đủ cả về số lượng, chất lượng cho nhiều đơn hàng mua đứt bán đoạn. Vì thế phương thức gia công vấn tiếp tục được duy trì trong những năm tới.
Đẩy mạnh xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược của công ty trong những năm tới. Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm và cung cấp nguyên vật liệu phù hợp đồng thời tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, ý, Đức… Tỷ trọng hàng bán đứt sẽ tăng dần lên. Năm 2012 tỷ trọng doanh thu của hàng bán đứt đoạn chiếm khoảng 70%
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
Trong những năm tới đây công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 20 – 21%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất_vận hành, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp nhằm nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho các chiến lược dài hạn của công ty, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước , tăng thu nhập bình quân lao động hàng năm.
3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam. khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam.
• Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động đầu tiên và hết sức quan trọng đối với mọi Doanh nghiệp hiện nay. Đối với công ty may 277 Hà Nam nó càng trở nên quan trọng vì công ty tham gia xuất nhập khẩu, rủi ro kinh doanh quốc tế rất cao. Để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao và ngày càng phát triển thì công ty cần chú trọng đặc biệt vào khâu nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, tính mốt của các sản phẩm may mặc và xu hướng thay đổi của chúng để khẩn trương triển khai các sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đáp ứng kịp thời, chiếm lĩnh được các thị trường.
- Với công ty may xuất nhập khẩu 277 Hà Nam thì phạm vi thị trường xuất khẩu rộng lớn nên việc nghiên cứu thị trường kiểu tại hiện trường là tương đối khó khăn. Bên cạnh một số văn phòng đại diện ở nước ngoài hiện có công ty cần xem xét và đặt thêm một số văn phòng đại diện ở một số nước có tiềm năng, trọng điểm để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao dịch, giới thiệu sản phẩm, thiết lập các mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh và trong nghiên cứu thị trường. Thực hiện việc này sẽ đảm bảo cho công ty cập nhật được những thông tin về thị trường chuẩn xác hơn, nhanh chóng giúp ban lãnh đạo và các cán bộ trong công ty xử lý chúng và đề ra các phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn.
- Mặt khác trong các đợt đi công tác nước ngoài thì công ty cần cử các cán bộ có năng lực để có điều kiện tranh thủ nghiên cứu thị trường tại nơi công tác. Những thông tin có thể được các ban hàng ở đó cung cấp hay do cán bộ công ty trực tiếp tìm hiểu, khảo sát và phát hiện ra được những chuyến công tác thực tế nước ngoài nếu biết tận dụng chúng thì sẽ thu được rất nhiều điều bổ ích cho công ty. Công ty có thể tìm kiếm và xây dựng được rất nhiều quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, với các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, có nhiều thông tin xác đáng và hữu ích phục vụ cho xây dựng phương hướng, phương án sản xuất kinh doanh.
- Công ty phải xây dựng kế hoạch về tham dự hội chợ triển lãm quốc tế. Hội chợ là nơi tốt để công ty có thể bán hàng, tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng. Thông qua hội chợ công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, người tiêu dùng để hiểu biết hơn về họ đồng thời đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng, khách hàng hiểu biết về sản phẩm của công ty.
- Giữ vững và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm, mẫu mã, tung ra thị trường sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống nếu cuối chu kỳ mà không có sự thay đổi, cải thiện thì sản phẩm đó sẽ chết và không còn thị trường nữa.
- Xúc tiến quảng cáo bán hàng. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo thông qua khách hàng, người tiêu dùng. Bán hàng giảm giá, tính hoa hồng cho người tìm ra khách hàng.
Căn cứ vào kết quả của công tác điều tra nghiên cứu thị trường công ty sẽ trả lời các câu hỏi: ai mua? Số lượng? Giá cả? … yêu cầu về chất lượng, màu sắc, độ bền? Thời hạn giao hàng? Và từ đó công ty tiến hành phân tích, đánh giá để xem xét khả năng đáp ứng, những thuận lợi khó khăn của mình để có kế hoạch triển khai các nguồn lực, tiến hành và sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường xuất khẩu phải tập trung vào các thị trường có triển vọng nhất, đồng thời củng cố không ngừng các thị trường truyền thống mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
ở một góc độ khác, mặc dù việc mở rộng thị trường theo bất kỳ hướng nào cũng đều có lợi cho công ty để tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận. Nhưng vấn đề là ở chỗ: Công ty cần chú trọng vào những có triển vọng nhất và những sản phẩm mũi nhọn để tránh xuất khẩu và mở rộng về những thị trường có tiềm ẩn nguy cơ bất lợi cho công ty trong tương lai. Xác định các mặt hàng mũi nhọn và thị trường trọng điểm thì việc đầu tư của công ty sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao và bỏ lỡ ít nhất những cơ hội trong kinh doanh.
3.3.2 Giải pháp về mặt hàng
• Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đa số mặt hàng xuất khẩu của công ty do chính Công ty sản xuất, gia công ra. Chính vì vậy công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc:
- Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc, ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động quá khứ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Như vậy đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách ở công ty hiện nay.
• Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính mốt rất cao. Mẫu mã là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của công ty. Công ty hiện có bộ phận thiết kế mẫu thời trang và sản xuất nhiều sản phẩm may mặc thời trang. Tuy nhiên khả năng tự thiết kế mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách hàng để chủ động đi chào hàng và ký kết hợp đồng là rất hạn chế. Vì vậy công ty cần:
+ Phải tuyển những người có khả năng thiết kế mẫu thời trang.
+ Khuyến khích cán bộ tạo mẫu phát huy sáng kiến và trình độ của mình. Công ty ngoài việc có mức lương tương ứng thì phải gắn trách nhiệm với quyền lợi của người cán bộ tạo mốt.
+ Công ty cần có quan hệ chặt chẽ với các công ty may khác, đặc biệt là viện mẫu thời trang Việt Nam (Fadin) để thiết kế các mẫu mã sản phẩm, các mốt mới để bắt kịp với sự thay đổi nhu cầu may mặc thế giới.
3.2.2 Giải pháp về giá cả, chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thi trường may mặc thế giới. Hiện nay công ty buộc phải phấn đấu làm sao để có chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất. Chính vì vậy công ty cần chú ý đến việc:
+ Mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm NVL trong sản xuất, cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của công ty.
+ Tiếp đó công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các phí tổn thương mại để giảm giá bán các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm.
+ Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài cũng phải được tính toán cẩn thận sao cho hiệu quả cao nhất với một mức phí cố định. Nếu cứ quảng cáo khuyến mại tràn lan và không phù hợp với các thị trưòng nước ngoài thì có khi rất tốn kém mà chẳng có tác dụng gì, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng như trong trường hơp không phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của khách nước ngoài.
+ Ngoài ra công ty cần cố gắng tiếp cận được càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có thể được bán với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng và kịp thời hơn.
Giá thường được chào theo điều kiện F.O.B, bao gồm cả bao gói hoặc C.I.F. Thanh toán thường dùng hình thức L/C kèm giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa hoặc hình thức CAD, tuy nhiên phần lớn các nhà nhập khẩu thích hình thức tín dụng 60 ngày. Khi đã có mối quan hệ kinh doanh tốt, hình thức thanh toán bằng mở tài khoản cũng có thể được sử dụng để tiết kiệm chi phí cho hai bên. Nói chung, hình thức thanh toán không cứng nhắc một khi mối quan hệ đã được thiết lập trên cơ sở niềm tin.
Để kích cầu, hoạt động khuyến mại bán lẻ (đặc biệt thông qua hệ thống cửa hàng may mặc chuyên biệt) ngày càng phải được tăng lên . Khi khách hàng trở nên nhạy cảm với giá cả hơn thì công phải giảm giá thành kinh doanh, thường phần thiệt thuộc về nhà sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn phải đưa ra mức giảm giá (chiết khấu) để lôi kéo khách hàng. Kết quả là cả khách hàng và nhà sản xuất chỉ tạo được mức lãi tối thiểu. Để tăng mức lãi, nhà sản xuất phải giảm mức nhập khẩu nguyên liệu và thực hiện các chương trình nhãn mác riêng của mình.
3.3 Các kiến nghị với Nhà nước
Trong quá trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, ngành may mặc nói chung và công ty may 277 Hà Nam nói riêng đều gặp phải khó khăn mà tự thân không giải quyết được. Đồng thời các doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo pháp luật nhà nước, do đó ngoài các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của Nhà nước mà biểu hiện ở hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động này.Đây là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Công ty may 277 Hà Nam. Sau đây là một số kiến nghị với Nhà nước.
• Cải cách hệ thông thuế để khuyến khích xuất khẩu
Hệ thống thuế Việt Nam trải qua những năm gần đây mặc dù đã được sửa đổi bổ sung song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lí, có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động