Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất,công tác tiếp cận thị trường của công ty còn yếu. Hiện nay, có một số thị trường công ty không chủ động tự tìm đến khách hàng mà để cho khách hàng tự tìm đến công ty ký kết hợp đồng hoặc ky kết với các công ty khác. Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng còn không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có khi còn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng.
Thứ hai,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên công ty vẫn phải đang làm theo kiểu “thời vụ”. Trên thực tế nguồn nguyên liệu vải cho sản xuất của
công ty vẫn đang phải nhập tới gần 70% từ nước ngoài, chỉ có khoảng 30% là mua từ nội địa, mặc dù trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may nhưng cơ bản công ty vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng xuất khẩu chuyên biệt.Công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện bất cứ các đơn hàng đột xuất dẫn đến chi phí sản xuất cao.
Nguyên nhân của những hạn chế
Để lý giải cho những vấn đề còn tồn tại trên của công ty, chúng ta có thể đề cập đến một số nguyên nhân như:
- Việc đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt được kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Một số nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng được và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên liệu của công ty. Trong nhiều năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiêu bất lợi cho ngành dệt may nói chung là công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam nói riêng.