Coi trọng công tác tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)

- Về tổ chức bộ máy:

Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế, Chi cục thuế tinh gọn, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý thu thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phƣơng, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng vơi quản lý theo đối tƣợng, cụ thể: tổ chức bộ máy cơ quan thuế theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tƣợng.

Triển khai mô hình quản lý đƣợc thực hiện đồng bộ với việc đổi mơi phân cấp quản lý thu thuế theo hƣớng: Cục thuế tập trung thực hiện chức năng chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thuế trên địa bàn, trực tiếp quản lý các doanh nghiệp lớn theo phân cấp và các doanh nghiệp vừa trên địa bàn quản lý. Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp nhỏ, và quản lý các sắc thuế điều tiết đối với thể nhân.

Đổi mới chế độ ủy nhiệm thu thuế gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đội thuế xã phƣờng, đội thuế liên xã phƣờng để công tác quản lý thuế hiệu quả hơn theo định hƣớng: đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn , địa bàn rộng, kinh tế xã hội còn chƣa phát triển thì cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu một số khoản thuế cho Ủy ban nhân dân xã hoặc một tổ chức có chức năng phù hợp với thực tế ở địa phƣơng; đối với xã, phƣờng, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đã có hệ thống các điểm thu của Kho bạc, Ngân hàng thƣơng mại thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thì không thực hiện ủy nhiệm thu.

- Về nguồn nhân lực:

Thực hiện công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế.

Đối với cán bộ, công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhƣng năng lực còn yếu cần cho đi đào tạo, bồi dƣỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc.

Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cho cán bộ thuế, quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho công chức mới vào ngành; bồi dƣỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý; đào tạo bồi dƣỡng khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý...

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hóa công sở và đạo đức công chức cho cán bộ công chức thuế. Do là địa phƣơng có nhiều doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trên địa bàn nên Cục thuế có chính sách bồi dƣỡng tiếng anh chuyên ngành cho cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu quản lý.

Điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp. Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý, đảm bào giảm dần cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cƣờng nguồn nhân lực cho chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra. Cơ cấu nguồn nhân lực theo hƣớng tập trung nguồn nhân lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù, giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

Đổi mới phƣơng thức đánh giá phân loại cán bộ công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Tăng cƣờng công tác luân phiên, luân chuyển. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)