+ Thuế môn bài:
Thuế môn bài mang tính chất là loại thuế trực thu, động viên sự đóng góp trực tiếp của cơ sở kinh doanh tạo đƣợc nguồn thu quan trọng cho nhu cầu chi tiêu của NSNN ngay từ đầu mỗi năm khi các nguồn thu khác chƣa nhiều. Thuế môn bài còn có tác dụng kiểm kê, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, có căn cứ phân loại quy mô kinh doanh để áp dụng biện pháp quản lý cho phù hợp.
Thuế môn bài áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có thực tế kinh doanh. Thuế thu mỗi năm một lần và chủ yếu thu vào đầu năm. Những cơ sở kinh doanh hoạt động trong 6 tháng đầu năm phải nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu bắt đầu hoạt động trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế cả năm.
Mức thuế môn bài hàng năm đƣợc quy định trong biểu thuế đối với các doanh nghiệp và đối với các hộ kinh doanh. Đối với các tổ chức kinh tế thì nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tƣ theo 4 bậc, từ bậc 4 là 1.000.000 đồng đến bậc 1 lag 3.000.00 đồng. Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp thuế môn bài theo 6 bậc, thấp nhất là bậc 6 áp dụng mức thuế là 50.000 đồng, cao nhất là bậc 1 áp dung mức thuế là 1.000.000 đồng
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế môn bài trong thời hạn quy định theo mức thuế cơ quan thuế ghi trong thông báo. Với mục đích kiểm kê, kiểm soát tất cả các cơ sở thực tế kinh doanh, thuế môn bài không có quy định miễn giảm thuế.
+ Thuế GTGT:
Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng và đƣợc thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (HHDV)
Nhƣ vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới đƣợc tạo ra GTGT trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề cơ bản là phải xác định đƣợc GTGT ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh, có nhƣ vậy mới tính đƣợc một cách chính xác số thuế GTGT của giai đoạn đó. Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-30% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.
Đối tƣợng chịu thuế GTGT là HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài) trừ các đối tƣợng không chịu thuế theo quy định hiện hành.
Nhƣ vậy, phạm vi đối tƣợng chịu thuế GTGT ở Việt Nam rất rộng, bao gồm tất cả các HHDV đƣợc sản xuất trong nƣớc hoặc nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc. Hoạt động tiêu dùng trong nƣớc có thể là tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cho các hoạt động không sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân.
Theo quy định của pháp luật, ngƣời nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nƣớc ngoài thuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là ngƣời nhập khẩu) đều là đối tƣợng nộp thuế GTGT.
Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế quy dịnh cụ thể tùy từng trƣờng hợp. Thuế suất thuế giá tri gia tăng hiện tại đƣợc áp dụng 3 mức thuê suất là 0%, 5% và 10%. Mức thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu. Mức thuê suất 5% áp dụng cho HHDV thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các HHDV cần ƣu đãi, có thể phân thành hai nhóm lớn là nhóm HHDV thiết yếu cho đời sống xã hội và nhóm HHDV phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học- kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tƣ sản xuất. Mức thuế suất 10% áp dụng cho các HHDV thông thƣờng không nằm trong diện chịu các mức thuế suất nói trên và danh mục không áp dụng thuế GTGT nhƣ: sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch vụ tƣ vấn…
Có hai phƣơng pháp tính thuế GTGT đó là phƣơng pháp khấu trừ và phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT. Phƣơng pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tƣợng áp dụng tính thuế theo phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT theo quy định.
Trƣờng hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ (thuộc diện áp dụng phƣơng pháp trực tiếp) thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT, do vàng bạc, đá quý, ngoại tệ là các loại hàng hóa có giá trị lớn nhƣng chênh lệch mua bán so với giá vốn không lớn và thƣờng các cơ sở kinh doanh mua bán với các đối tƣợng tiêu dùng trực tiếp không đảm bảo đƣợc về hóa đơn, chứng từ.
Phƣơng pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với: - Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tƣ và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Trƣờng hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng để áp dụng theo phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Nơi nộp thuê GTGT: ngƣời nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phƣơng nơi sản xuất, kinh doanh. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Hoàn thuế GTGT:
Hoàn thuế là nguyên lý tất yếu của thuế GTGT khi số thuế đầu vào mà doanh nghiệp đã trả lớn hơn số thuế đầu ra mà doanh nghiệp đã nộp vào NSNN. Thông thƣờng, trong một kỳ tính thuế cơ sở kinh doanh có thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra, do một số nguyên nhân sau:
- Hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào còn tồn kho, sản phẩm hàng hóa sản xuất ra cũng còn tồn kho nhiều.
- Cơ sở SXKD đầu tƣ xây dựng, mua sắm tài sản lớn nhƣng chƣa đi vào sản xuất, chƣa có sản phẩm hàng hóa bán ra hoặc bán ra rất ít.
- Sản phẩm hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%.
- Thuế suất của nguyên vật liệu mua vào lớn hơn thuế suất sản phẩm bán ra. - Một số nguyên nhân đặc biệt khác. Ví dụ: hàng hóa viện trợ, hàng hóa dịch vụ cung cấp cho dự án sử dụng vốn ODA...
Đối tƣợng đƣợc hoàn thuế GTGT:
- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt theo quý của năm dƣơng lịch cũng nhƣ niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết.
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tƣ, chƣa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tƣ từ 01 năm trở lên thì đƣợc hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tƣ theo từng năm. Trƣờng hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của HHDV mua vào sử dụng cho đầu tƣ từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc hoàn thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tƣợng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ có dự án đầu tƣ mới, đang trong giai đoạn đầu tƣ thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của HHDV mua vào sử dụng cho dự án đầu tƣ mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của HHDV mua vào sử dụng cho đầu tƣ mà chƣa đƣợc khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tƣ.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chƣa đƣợc khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc xét hoàn thuế theo tháng.
Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nƣớc, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chƣa đƣợc khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhƣng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nƣớc, nếu số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không đƣợc xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh đƣợc hoàn thuế GTGT theo tháng.
- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nƣớc có số thuế GTGT đầu vào chƣa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
- Hoàn thuế GTGT đối với các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất đinh thƣờng là một kỳ kinh doanh. Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này đƣợc biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tƣợng nộp thuế và đối tƣợng chịu thuế. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách Nhà nƣớc (trừ dầu thô) năm 2006 là 19%, năm 2007 là 17 %, năm 2008 là 20 %, năm 2009 là 16%, năm 2010 là 19%.
Đối tƣợng nộp thuế TNDN: Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tƣợng nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, để thu thuế thu nhập, các nƣớc chú trọng đến việc phân loại công ty hoạt động dƣới hình thức nào. Các nƣớc do các hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nên đã quy định cụ thể một hoạt động kinh doanh trƣớc khi tiến hành phải thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo luật kinh doanh tƣơng ứng. Trên cơ sở các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên… mà đã định ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp. Nhìn chung các nƣớc đều quy định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế TNDN. Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhâp chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí đƣợc trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tƣơng ứng.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ ngày 1/1/2009 đến nay là 25%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%.
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trƣờng hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế đƣợc tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất
Ƣu đãi thuế TNDN: Thuế TNDN đƣợc ƣu đãi khi đáp ứng đƣợc một số điều kiện và nguyên tắc nhất đinh.
Điều kiện áp dụng ƣu đãi thuế TNDN: Các ƣu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai.
Nguyên tắc áp dụng ƣu đãi thuế TNDN đảm bảo 8 nguyên tắc theo Luật thuế TNDN
Khi đã đáp ứng đƣợc các điều kiện và nguyên tắc ƣu đãi thuế TNDN thì cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc ƣu đãi về miễn thuế, thuế suất và thời gian ƣu đãi. Việc áp dụng mức thuế TNDN đƣợc ƣu đãi tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào một số hàng hoá và dịch vụ, nhằm điều tiết hƣớng dẫn sản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Việc quy định các hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng nƣớc, xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính sách điều tiết, hƣớng dẫn sản xuất tiêu dùng
của Nhà nƣớc, phong tục và tập quán tiêu dùng của một số loại hàng hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cụ thể.
Đối tƣợng chịu thuế TTĐB : Hàng hoá nhập khẩu, sản xuất và các hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tƣợng chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành gồm:
- Hàng hóa:
+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
+ Rƣợu; + Bia;
+ Xe ô tô dƣới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở ngƣời, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở ngƣời và khoang chở hàng;
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3; + Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng)
+ Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng (bao gồm cả condensate)
+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; + Bài lá;
+ Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học và dùng để trang trí)
- Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trƣờng;
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thƣởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tƣơng tự;
+ Kinh doanh đặt cƣợc (bao gồm: đặt cƣợc thể thao, giải trí và các hình thức đặt cƣợc khác theo quy định của pháp luật)
+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;