1.2.3.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ
Thống nhất, tập trung dân chủ là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý kinh tế - xã hội nói chung và quản lý ngân sách Nhà nƣớc nói riêng. Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nƣớc; mặt khác, thuế chứa đựng các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội sâu rộng, vừa gắn với lợi ích chung của toàn xã hội, vừa tác động đến lợi ích của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Vì vậy, quản lý thu thuế tất yếu cần phải tôn trọng nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ.
1.2.3.2. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong quá trình quản lý thu thuế vào ngân sách Nhà nƣớc luôn phát sinh các chi phí từ phía cơ quan thuế và từ phía ngƣời nộp thuế. Vì vậy, tiết kiệm và hiệu quả đƣợc đặt ra đối với công tác quản lý thu thuế là tất yếu khách quan. Quản lý thu thuế phải đảm bảo các chi phí phát sinh từ cơ quan thu và ngƣời nộp thuế là thấp nhất; số thuế đƣợc huy động vào ngân sách đạt mức cao nhất nhƣng vẫn đảm bảo nuôi dƣơng và phát triển nguồn thu; hạn chế các trƣờng hợp chốn thuế, ẩn lậu thuế và các gian lận về thuế...
1.2.3.3. Nguyên tắc phù hợp
Quản lý thu thuế phải đảm bảo phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phải đảm bảo thông lệ quốc tế. Nguồn thu của thuế chính là kết quả của các hoạt động kinh tế - xã hội, vì vậy, thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về thuế trong thực tiễn và bảo đảm hiệu quả các biên pháp quản lý thu thuế. Mặt khác, xu hƣớng vận động tất yếu của các nền kin tế trên thế giới là mở của và hội nhập. Do vậy, hệ thống thuế và các biện pháp quản lý thu thuế của một quốc gia cần thiết phải có sự phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.