Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 15% - 16%, tỷ lệ huy động tổng thu ngân sách trên GDP đạt từ 13,8% - 14,3 %. Trong đó thuế phí từ 8,9% - 9,3%. Tổng thu NSNN trên địa bàn 5 năm 2011-2015 đạt và vượt 29.800 -30.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt từ 20% đến 21%, tỷ lệ huy động trên GDP đạt từ 13,8% đến 14%; trong đó thu thuế, phí đạt 19.200 – 19.700 tỷ đồng, tỷ trọng thuế phí trong tổng thu NSNN đạt từ 60% đến 62%; đến năm 2015 thu ngân sách Nhà nước đạt từ 8.760 tỷ đồng trở lên, hơn 2,5 lần năm 2010.
Thời gian qua do ảnh hưởng suy giảm kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì điều hành thu NSNN tại Lâm Đồng đã có ảnh hưởng rất lớn, bên cạnh đó ngành Thuế phải triển khai thực hiện gia hạn nộp thuế theo Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg, về gia hạn nộp thuế TNDN năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ , gia hạn nộp thuế TNDN năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy SXKD; Nghị định số 101/NĐ-CP nggày 04/11/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc Hội về ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
Đồng thời ý thức tự giác của một bộ phận người nộp thuế còn hạn chế, lợi dụng kẽ hở của chính sách và quản lý chưa được chặt chẽ của cơ quan thuế để trốn thuế. Một bộ phận khác ý thức chấp hành Luật thuế chưa nghiêm, nộp thuế chưa kịp thời, còn để đọng thuế lớn (một số doanh nghiệp kinh doanh, có số thu thuế chiếm tỷ trọng lớn
84
đang gặp khó khăn về tài chính, tình trạng chậm và không thanh toán được công nợ với nhau gia tăng nên một số doanh nghiệp kinh doanh cầm chừng hoặc dừng kinh doanh; một số dự án dự kiến có số thu lớn triển khai chậm).
Điều đó hỏi yếu tố quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp giữa ngành thuế với các ngành, các cấp, các địa phương liên quan đến công tác thu ngân sách, trên một số lĩnh vực phải được quan tâm kịp thời và đúng mức. Vì vậy để đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2011-2015. Hàng năm, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng phải chủ động, tích cực phối hợp cùng các sở, ban, ngành có kế hoạch để triển khai hàng năm thực hiện 06 Đề án quản lý thu thuế ở một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như:
1. Đề án “Đổi mới công tác quản lý thu NSNN giai đoạn 2011-2015” (Quyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày 12/5/2011).
2. Đề án “Thí điểm phân cấp quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc (Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 11/3/2011).
3. Đề án “Quản lý thu thuế Tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Quyết định số 1020/QĐ- UBND ngày 04/5/2011).
4. Đề án “Đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Quyết định số 1068/QĐ- UBND ngày 11/5/2011).
5. Đề án “Đổi mới công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Quyết định số 1270/QĐ-UBND ngày 09/6/2011);
6. Đề án “Tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 08/7/2011).
85
Đồng thời, ngành thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vì vậy cần phải có định hướng như:
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp rõ nguồn thu, tránh chồng chéo nhiệm vụ thu của các cơ quan thuộc tỉnh và nhiệm vụ thu của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã; xác định tỷ lệ điều tiết hợp lý, để các địa phương chủ động khai thác nguồn thu, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; phấn đấu đến cuối năm 2015 các nguồn thu đều được phân cấp cho cấp huyện, cấp xã quản lý và thực hiện thu
- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vốn, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất như xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng để thuận lợi cho việc thông tin liên lạc, giao thông, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân, hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Thông qua công tác quản lý thu, kịp thời phân tích những biến động của nền kinh tế - xã hội, tiền tệ, giá cả, hiệu quả kinh doanh để đánh giá nguồn thu, ổn định mức thu khoán cả năm cho các hộ kinh doanh để họ yên tâm làm ăn và làm tốt nghĩa vụ với NSNN, từng bước hướng dẫn các hộ kinh doanh mở sổ sách kế toán và chuyển sang tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Thực hiện tốt quản lý thu đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu, chống lạm thu; tổ chức khai thác tốt nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các nguồn thu vào NSNN, phối hợp với các ngành hữu quan như Công an, Sở tài nguyên & Môi trường, Sở Công thương - quản lý thị trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm tăng cường chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế trong công tác quản lý thu thuế nhằm tạo thuận lợi cho NNT trong mọi lĩnh vực.
- Tiếp tục xây dựng, triển khai Quy chế phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về NNT nhằm tăng cường chống thất thu thuế NSNN
86
- Để NNT nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ với NSNN trong thực thi pháp luật về thuế, vì vậy Cục thuế cần phải phân loại NNT để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hổ trợ theo yêu cầu từng nhóm người nộp thuế; Xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ qua hình thức điện tử; cung cấp thông tin tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT thường xuyên 24//24 giờ; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế - Đại lý thuế.
- Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo địa bàn quản lý, theo chức năng quản lý, theo dõi đối tượng quản lý. Tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ một cách khoa học nhằm đảm bảo phù hợp và mang lại hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.