Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội PGD Kinh Đô giai đoạn 2012-2014.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội – phòng giao dịch Kinh Đô (Trang 26)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội PGD Kinh Đô giai đoạn 2012-2014.

Minh – chi nhánh Hà Nội - PGD Kinh Đô giai đoạn 2012-2014.

2.2.1.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn khoản vay

Bảng 2.1: Số liệu cho vay theo thời hạn khoản vay

Đơn vị: triệu đồng Phân tích theo kỳ hạn cho vay 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Ngắn hạn 572,500 782,616 799,494 210,116 36,7 16,878 2,16 Trung hạn 153,206 236,778 250,302 83,572 54,55 13,524 5,71 Dài hạn 204,362 155,001 214,405 -49,361 -24,15 59,404 38,33

(Nguồn: Ban Giám đốc HD Bank-chi nhánh Hà Nội-PGD Kinh Đô)

Từ bảng số liệu trên ta thấy cho vay ngắn hạn tăng liên tục theo các năm, năm 2013 mức cho vay khá lớn tăng 210,116 triệu đồng so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 thì ngân hàng đã thay đổi chính sách của mình khi hạn chế cho vay và tăng cường huy đồng. Vay trung hạn cũng tương tự như vậy. Đối với vay dài hạn mức cho vay năm 2012 là 204,362 triệu đồng, năm 2013 mức cho vay giảm đột ngột là 155,001 triệu đồng điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng chú trọng vào các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn nên hạn chế cho vay dài hạn, nhưng chính sách đã thay đổi năm 2014 nhằm cân bằng tỷ lệ các khoản cho vay, mức cho vay năm 2014 đã tăng đáng kể lên con số 214,405 triệu đồng. Tốc độ cho vay với nền kinh tế tăng trưởng khá cao qua các năm cho thấy PGD Kinh Đô đã có những chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu cần vốn để tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất của nền kinh tế.

2.2.1.2.Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: triệu đồng

Phân tích theo loại hình doanh nghiệp 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Doanh nghiệp nhà nước 52,710 37,466 39,301 -15,244 -28,92 1,835 4,89 Công ty cổ phần 141,002 288,688 302,834 147,686 104,7 14,146 5,9 Công ty trách nhiệm hữu hạn 246,336 340,530 357,216 94,194 38,23 16,686 4,9 Doanh nghiệp tư nhân 54,199 61,678 64,700 7,479 13,80 3,022 4,67

Hợp tác xã 4,165 3,897 4,088 -0,268 -6,43 0,191 4,86

Công ty liên doanh 1,17 2,425 2,844 1,255 107,3 0,419 17,3 Công ty 100% vốn nước

ngoài

5,120 3,915 4,607 -1.205 -23.53 0,692 17,6 7

(Nguồn: Ban Giám đốc HD Bank-chi nhánh Hà Nội-PGD Kinh Đô)

Với mục tiêu chiến lược hướng tới cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ PGD Kinh Đô đang gia tăng tỷ lệ cho vay công ty cổ phần và TNHH. Năm 2012 tỷ lệ này là 141,002 triệu đồng với công ty cổ phần, 246,336 triệu đồng với công ty TNHH. Năm 2013 tỷ lệ này là 228,668 triệu đồng và 340,530 triệu đồng. Đến năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục tăng là 302,834 và 357,216 triệu đồng. Trong khi đó tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp nhà nước giảm trông thấy từ năm 2012 là 52,710 triệu đồng đến năm 2014 là 39,301 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì mức cho vay tương đối ổn định năm 2012 là 54,199 triệu đồng, năm 2013 là 61,678 triệu đồng, năm 2014 là 64,700 triệu đồng, chủ yếu là hình thức cho vay để mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh. Ngoài ra hợp tác xã và công ty liên doanh cho vay ko nhiều. Riêng đối với công ty 100% vốn nước ngoài thì mức cho vay tương đối hạn chế vì khâu thẩm định khá khó khăn. Với mục tiêu và chiến lược đã đề ra ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm hướng sự phục vụ vào các đối tượng khách hàng mục tiêu:

Mở rộng cho vay đối với khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao và hiệu quả. - Hạn chế cho vay đối với khách hàng kinh doanh kém hiệu quả( nhóm doanh nghiệp

- Tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ nhằm đa dạng hoá khách hàng và sản phẩm tín dụng, chú trọng các khoản tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung tới mảng tín dụng khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản... đáp ứng nhu cầu tín dụng hàng ngày gia tăng

Đây được coi là hướng đi đúng đắn của PGD Kinh Đô phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước và của NHNN. Chủ truơng này nhằm gia tăng thị phần hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, tiếp cận và đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.2.1.3.Dư nợ theo nhóm

Bảng 2. 3: Phân loại dư nợ theo nhóm

Đơn vị: triệu đồng Phân tích theo nhóm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Nợ đủ tiêu chuẩn 857,947 1,189,150 1,247,418 313,203 36,5 58,267 4,67 Nợ cần chú ý 1,511 434 465 -1,077 -71.3 31 7,14

Nợ dươi tiêu chuẩn 515 456 498 -59 -11,54 42 9,21

Nợ nghi ngờ 2,430 881 964 -1,549 -63,74 83 9,42

Nợ có khẳ năng mất vốn

2,623 5,108 5,379 2,485 94,73 271 5,27

(Nguồn: Ban Giám đốc HD Bank-chi nhánh Hà Nội-PGD Kinh Đô)

Việc phân loại nợ theo nhóm giúp ngân hàng nắm bắt được tình trạng của các khoản nợ đề có những phương pháp xử lý phù hợp với những khoản nợ. Từ bảng trên ta thấy nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tăng liên tục. Năm 2012 là 857,947 triệu đồng, năm 2013 là 1,189,150 triệu đồng và năm 2014 là 1,247,418 triệu đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện chính sách tín dụng khá tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng nhà nước. Nhưng có một chỉ tiêu Nợ có khả năng mất vốn lại tăng đột biến. Lý giải cho điều nay là một số cá nhân, doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay sai mục đích, khi đầu tư thua lỗ thì Ngân hàng mới phát hiện ra kết quả là khả năng không trả nợ là cao. Các chỉ tiêu còn lại tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội – phòng giao dịch Kinh Đô (Trang 26)