Xây dựng, ban hành Luật về giải thích pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật (Trang 117)

Trao quyền giải thích pháp luật nhưng cũng đồng thời phải ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh, kiểm soát chất lượng giải thích pháp luật. Các quy định pháp luật về giải thích pháp luật phải quy định rõ đối tượng giải thích pháp luật của Tòa án, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tòa án. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, quá trình thực hiện quyền tư pháp thì chủ thể áp dụng pháp luật là Tòa án gặp những cách hiểu khác nhau về cùng một điều luật. Vì vậy, chủ thể tòa án phải giải thích pháp luật song hoạt động giải thích phải nằm trong phạm vi giải thích cụ thể như đối tượng nào mà tòa án được quyền giải thích, giải thích dựa trên những nguyên tắc nào. Ví dụ như khi giải thích tranh chấp về dân sự, liên quan đến Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải cụ thể hóa các quy định của luật vào trường hợp cụ thể. Tòa án được giải thích pháp luật trong một phạm vi nhất định, và hoạt động giải thích pháp luật của tòa án cũng được nằm trong khuôn khổ nhất định.

PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt trong bài nghiên cứu về giải thích pháp luật của mình, đã đánh giá về mối quan hệ giữa giải thích pháp luật với việc quy định chi tiết hóa, cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên như sau: “Nếu thừa nhận đây là giải thích pháp luật thì quyền giải thích pháp luật sẽ được giao quá tràn lan và vi phạm pháp chế trong hoạt động này sẽ rất khó ngăn chặn, vì không chỉ Chính phủ, mà các Bộ, Tổng cục, và trong phạm vi nào đó cả các UBND và HĐND địa phương, nhất là cấp tỉnh, cũng “quy định chi tiết hóa, cụ thể hóa hướng dẫn thi hành” (!). Thêm vào đó, trong các văn bản này không hiếm trường hợp “bổ sung” cả văn bản gốc, chứ không phải chỉ “chi tiết hóa, cụ thể hóa hướng dẫn thi hành”. Còn nếu không thừa nhận thì giải quyết thực tiễn khá phổ biến và khá bền vững về “quy định chi tiết hóa, cụ thể hóa hướng dẫn thi hành” ở Việt Nam bằng cách nào?”

Như đã phân tích, hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền như Chính phủ, các Bộ, Bộ trưởng, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao khó có thể tránh được việc phải tiến hành giải thích, diễn giải, thuyết minh pháp luật, để “làm cho hiểu rõ” các quy định pháp luật mà các chủ thể đó hướng dẫn và quy định chi tiết – giải thích pháp luật trong quá trình xây dựng pháp luật. Điều đó dẫn đến kết quả trong các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành pháp luật tiêu biểu như

Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC…, bên cạnh đa phần những nội dung hướng dẫn, quy định chi tiết, đã chứa đựng cả những nội dung giải thích, “làm cho hiểu rõ” pháp luật. Nội dung giải thích pháp luật trong các văn bản này có hiệu lực bắt buộc chung như những nội dung hướng dẫn, quy định chi tiết.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có các quy định cụ thể về việc ban hành văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết của các chủ thể có thẩm quyền như trình tự, các nguyên tắc, việc kiểm soát và trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên, yếu tố giải thích, nội dung giải thích pháp luật trong các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết hiện đang còn bỏ trống, hay có thể nói, các nội dung mang tính giải thích pháp luật này đang được dùng chung với các quy định pháp luật về hướng dẫn, quy định chi tiết. Điều này dẫn đến việc giải thích pháp luật của các chủ thể hướng dẫn, quy định chi tiết không có cơ sở pháp lý trực tiếp, các nội dung giải thích pháp luật xen lẫn trong các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết cũng ở tình trạng như vậy, do đó mà khó kiểm soát và nâng cao chất lượng.

Giải quyết thực trạng này, bên cạnh giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật sẽ làm số lượng nội dung giải thích pháp luật trong văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết ít đi cùng với bản thân loại văn bản này, thì giải pháp trực tiếp là xây dựng được một cơ sở pháp lý thích hợp để vừa kiểm soát, vừa nâng cao chất lượng giải thích pháp luật trong các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết của các chủ thể hành pháp có thẩm quyền.

Các quy định pháp luật để tạo lập cơ sở pháp lý đáp ứng giải pháp này phải phân định rõ thẩm quyền giải thích pháp luật với thẩm quyền hướng dẫn, quy định chi tiết của chủ thể có thẩm quyền. Các chủ thể này cần phải được quy định rõ có được quyền giải thích pháp luật hay không, nếu có thì giải thích khi nào, giải thích bằng hình thức gì, phạm vi tác động cũng như hiệu lực giải thích của các nội dung giải thích này, tránh tình trạng một vấn đề được giải thích nhưng không được thừa nhận đó là giải thích pháp luật và không bị kiểm soát chất lượng, chủ thể giải thích không phải chịu trách nhiệm cho hoạt động giải thích của mình. Vấn đề trách nhiệm của chủ thể hướng dẫn, quy định chi tiết cần phải được đặc biệt đề cao, “trách nhiệm này cần quy định tương tự như trách nhiệm ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát từ các chủ thể có thẩm quyền đối

với văn bản pháp luật được giải thích như Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ tướng; Chính phủ đối với Bộ trưởng…” [57, tr.199].

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật (Trang 117)