Giải thích pháp luật ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật (Trang 37)

Trung Quốc không áp dụng hệ thống tam quyền phân lập. Toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, và nhân dân thi hành quyền lực của mình thông qua các cuộc họp hội đồng nhân dân.

Tại Điều 67 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong hoạt động giải thích hiến pháp và luật pháp. Tòa án Trung Quốc chỉ được Hiến pháp trao quyền “áp dụng” luật chứ không được “giải thích” luật. Chương Bốn của Luật Lập pháp 2000 chỉ rõ quá trình giải thích luật pháp, chỉ ra UBTVQH là cơ quan quyền lực duy nhất được nhắc tới. Điều 47 của Luật này quy định hoạt động giải thích luật pháp do UBTVQH tiến hành có hiệu lực tương tự với luật.

Khi Hiến pháp đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Trung hoa được ban hành năm 1954 thì các quy định về hoạt động giải thích lập pháp được hình thành. Ngay sau khi Hiến pháp 1954 có hiệu lực, UBTVQH ban hành Quyết định về hoạt động giải thích pháp luật, trao quyền cho chính mình trong việc giải thích, làm rõ các điểm không rõ ràng của luật bằng các hoạt động giải thích lập pháp và trong việc lấp những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật thông qua việc ban hành “các quyết định bổ sung”. Tháng 6/1981, UBTVQH ban hành Quyết định về việc củng cố công tác giải thích pháp luật, khẳng định lại các nguyên lý đã đề cập trong quyết định trước và trao quyền giải thích pháp luật địa phương cho các ủy ban thường vụ của hội đồng nhân dân địa phương. Năm 1994, một viên chức của văn phòng UBTVQH, đã đăng một bài viết rất có sức thuyết phục trên tờ Luật Học ở Trung Quốc với tựa đề “Bàn về sự vô dụng của giải thích lập pháp, đồng thời đưa ra những lý luận cho việc xóa bỏ thể chế này do sự vô ích của nó. Từ năm 1996, quyền giải thích lập pháp được thực hiện, trở thành một vũ khí có sức mạnh to lớn. Trong năm 1996, UBTVQH đã ban hành Giải thích một số vụ việc liên quan đến việc thi hành luật pháp về Quốc tịch ở Hồng Kong. Kể từ thời điểm đó, đã có 10 hoạt động giải thích được thực hiện, 4 trong số đó là về Luật cơ sở của Hồng Kong và 6 giải thích còn lại là về Luật Hình sự. Luật Cơ sở và Luật Hình sự với tư cách là đặc trưng riêng biệt của quyền giải thích lập pháp kéo theo những băn khoăn về mặt pháp lý bởi vì cả hai luật này đều cứng nhắc. Luật cơ sở là bản giao kèo xã hội giữa Nhà nước Trung ương và người dân ở Hồng Kong,

cam kết tự trị, luật hình sự trân trọng nguyên tắc căn bản “không có luật tồn tại trước đó sẽ không có tội ác và sự trừng phạt”.

Học thuyết về giải thích pháp luật trong mỗi hệ thống pháp luật khác nhau là khác nhau, đây là điều dễ hiểu. Ở Mỹ, theo học thuyết “Tam quyền phân lập”, hệ thống tòa án có quyền xét xử các vụ việc theo luật lệ được cơ quan lập pháp ban hành. Điều này có nghĩa là, hệ thống tư pháp có quyền giải thích luật lệ trong quá trình phán quyết vụ việc và giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Trong họ

Ở Trung Quốc, định nghĩa chính của luật pháp trong sách giảng dạy tại các trường Luật của Trung Quốc được định nghĩa “luật pháp là bản tuyên ngôn của ý chí của giai cấp thống trị”. Hệ thống luật pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được coi như hệ thống luật pháp Xã hội chủ nghĩa, chứ không phải hệ thống pháp luật dân sự, mặc dù nó được ảnh hưởng nặng nề của luật pháp Đức.

Với cách định nghĩa “luật pháp là bản tuyên ngôn của ý chí giai cấp thống trị” nên có ảnh hưởng nhất định đến cơ chế thi hành và giải thích pháp luật.

Trước khi tuyên bố chính thức sự thành lập của CHNDTH, giải thích lập pháp đã được thành lập trong Luật Tổ chức của Chính phủ Nhân dân Trung ương tháng 9 năm 2007, tại Điều 7 của Luật này viết: “Chính phủ Nhân dân Trung ương

có quyền ban hành và giải thích các Luật Nhà nước, ban hành các nghị định, và giám sát kết quả thực thi của các luật và nghị định này” [56]. Quy định này thể hiện

GTPL ở CHNDTH có các đặc điểm sau: Không có sự phân biệt rõ ràng giữa pháp chế và giải thích; giải thích pháp luật có căn cứ phải xuất phát từ các cơ quan chức năng chính thức làm luật; những cá nhân đưa ra quyết định cuối cùng đối với việc áp dụng luật pháp không được làm hoặc giải thích luật mà chỉ đơn giản là “áp dụng” luật. Bất kỳ khi nào có nhu cầu giải thích, cơ quan có thẩm quyền đã làm ra luật tương ứng sẽ được gọi để giải thích.

Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1954 của CHNDTH, tại Điều 31 quy định “UBTVQH có quyền giải thích luật”. Điều này có nghĩa là giải thích pháp luật đã gắn liền với UBTVQH, và được coi là quyền đặc biệt tách cơ quan này khỏi cơ quan xét xử và lập pháp. Để phát triển các luật lệ thủ tục và riêng biệt nhằm kiểm soát quyền này, UBTVQH đã ban hành HĐNDQG Quyết định về các Vấn đề GTPL vào tháng 6/1955. Tại Điều 1 của Quyết định này viết “ Khi các điều khoản trong luật và nghị định cần được làm sáng tỏ về phạm vi hoặc cần được bổ sung với các

luật lệ bổ sung, UBTVQH phải giải thích hoặc đưa ra những quyết định để bổ sung”. Như vậy, GTPL chỉ để làm rõ hơn giới hạn của quy định luật pháp, ranh giới giữa GTPL và quá trình làm luật bổ sung lẫn lộn.

Tại Hiến pháp 1975 về GTPL không có thay đổi so với Hiến pháp 1954. Với thời gian 21 năm, UBTVQH chỉ có 08 hoạt động giải thích pháp luật được thực hiện. Nhưng chúng không được đặt tên là “giải thích” mà được gọi là các „nghị định”. Song tại Báo cáo thường niên của UBTVQH năm 1955 và 1956 đã công nhận các nghị định này là các giải thích pháp luật.

Hiến pháp 1978, bên cạnh quyền giải thích thông thường đã trao cho UBTVQH quyền giải thích Hiến pháp. Đến Hiến pháp 1982 thì hệ thống giải thích hiến pháp và pháp luật được thông qua.

Các học giả Trung Quốc thừa nhận giải thích pháp luật có thể được chia thành “giải thích theo thẩm quyền” và “giải thích theo luật học”. Giải thích theo luật học liên quan đến hoạt động giải thích luật, giải thích này không được tiến hành bới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên không có sự liên kết về mặt pháp lý. Hệ thống giải thích theo thẩm quyền tại CHNDTH được thành lập tại Điều 67 của Hiến pháp Trung Quốc 1982, Điều 42 và 43 của Luật Lập pháp năm 2000 và Nghị quyết của UBTVQH về củng cố công tác GTPL năm 1981 (Nghị quyết 1981). Nghị quyết này cung cấp khung cho giải thích pháp luật ở Trung Quốc đại lục. Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 và Luật Lập pháp năm 2000 đi theo khuôn mẫu được hình thành bởi Nghị quyết 1981.

Hệ thống tư pháp ở Trung Quốc đóng vai trò ít quan trọng hơn trong hệ thống giải thích pháp luật. Ở Trung Quốc đai lục, quyền giải thích pháp luật không được nhập với bất kỳ quyền lực nào khác, mà được chỉ ra như một quyền độc lập trong Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 và Hiến pháp hiện hành, quyền lực này liên quan mật thiết với quyền lập pháp được phân chia bởi cơ quan nhà nước giống nhau. Học thuyết „Tam quyền phân lập” không được áp dụng trong chính thể Trung Quốc. Bản thân luật pháp chính là ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí con người là nguồn lực cuối cùng của luật pháp, ràng buộc pháp luật đối với các cơ quan lập pháp – đại diện của nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan cuối cùng trong hệ thống luật pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Hồng Kong. Mặc dù Đặc khu hành chính Hồng Kong chủ yếu vẫn duy trì hệ thống thông luật có từ trước khi chuyển đổi, trao trả về Trung Quốc năm 1997. Theo Điều 158 của Luật cơ sở thì quyền giải thích Luật cơ sở được giao cho UBTVQH và hệ thống tòa án của Đặc khu hành chính Hồng Kong. Quyền lực của UBNTVQH được quy định chung chung, không chi tiết, quyền lực của Tòa án được giới hạn trong hoạt động xét xử.

Tòa án nhân dân Tối cao có quyền ban hành giải thích pháp luật. GTPL mang tính chất quy phạm mà không chi tiết. Các kết quả giải thích được thực hiện bởi tòa án địa phương trong quá trình áp dụng pháp luật không có hiệu quả ràng buộc đối với các tòa án cấp thấp hơn, đây là điểm khác biệt so với hệ thống thông luật. Hệ thống pháp lý của CHNDTH dựa theo mô hình hệ thống pháp lý lục địa của Trung Quốc.

Việc giải thích pháp luật tại CHNDTH cũng rất ít trường hợp, kể từ năm 1982 đến nay, UBTVQH mới chỉ tiến hành GTPL khoảng 8 - 9 lần. So với các số lần gây tranh cãi thì con số này là quá nhỏ, cụ thể là các lần GTPL:

+ Giải thích Điều 93 Luật hình sự 1997

+ Giải thích điều khoản 228, 342 và 410 Luật hình sự 1997 (31/8/2001); + Giải thích điều khoản 294 Luật hình sự 1997 (28/4/2002)

+ Giải thích Điều 384 Luật hình sự 1997 (28/4/2002) + Giải thích Điều 313 Luật hình sự 1997 (29/8/2002)

+ Giải thích những vấn đề về chủ thể trong “ Tội thoái thác trách nhiệm” ở Chương IX Luật hình sự 1997 (28/9/2002)

+ Giải thích cụm từ “thẻ tín dụng” (29/12/2004);

+ Giải thích về cụm từ “Các hóa đơn hoàn thuế xuất khẩu khác và việc hoàn thuế” (29/12/2005);

Với văn bản giải thích pháp luật đầu tiên của mình, UBTVQH đã được công chúng chú ý đến nhiều hơn, biết đến vai trò của UBTVQH trong việc giải thích pháp luật. Tuy rằng, trong một vài trường hợp giải thích, UBTVQH đã đưa thêm nội dung không có trong văn bản gốc, tuy nhiên cũng đã không làm thay đổi nghĩa cơ bản của đoạn văn được giải thích. Ranh giới giữa giải thích pháp luật và bổ sung sửa đổi văn bản pháp luật là không rõ ràng, tuy nhiên cũng không có dấu hiệu cụ thể chứng minh UBTVQH cố tình làm mờ đi ranh giới giữa văn bản giải thích pháp luật và văn bản bổ sung, sửa đổi để mở rộng và tăng cường quyền lực cho khái niệm văn bản giải thích pháp luật.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng giải thích Luật cơ bản của Hồng Kong. UBTVQH cũng là cơ quan duy nhất có quyền duy nhất dịch luật ở đại lục. Như vậy, dưới khung pháp lý “một đất nước, hai chế độ”cùng với việc Tòa án được quyền dịch bộ luật cơ bản, và văn bản giải thích của UBTVQH không có hiệu lực với những phán quyết trước đây, UBTVQH cần thận trọng hơn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đảm bảo quyền tự trị cao của Hồng Kong cũng như sự độc lập của bộ máy tư pháp tại Hồng Kong. Ở Trung Quốc, chính sách có thể đóng vai trò như một quyền lực pháp lý bổ sung, điều này trên thực tế tại Hồng Kong là không có. Nguyên tắc pháp chế ở Hồng Kong phát triển, nhấn mạnh vào lý lẽ pháp luật khiến cho văn bản giải thích pháp luật có sức thuyết phục hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật (Trang 37)