Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 114)

cho công chức Hải quan

- Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, giáo dục kiến thức Pháp luật cho cán bộ công chức, đặc biệt các kiến thức, quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định và hệ thống văn bản quy định xử lý vi phạm hành chính, các quy định liên quan. Trong đó chú trọng tăng cường hơn nữa việc tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho các công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ liên quan về các kỹ năng phát hiện hành vi vi phạm, kỹ năng lập biên bản, điều tra xác minh làm rõ hành vi vi phạm, thiết lập hồ sơ làm căn cứ xử lý, xác định hành vi vi phạm, khả năng và kiến thức pháp luật thực hiện tố tụng hành chính theo thủ tục tại Toà hành chính… (phát hiện xử lý vi phạm không đơn thuần chỉ là việc tra, áp hành vi vi phạm vào khoản, điều, viện dẫn văn bản để đưa ra hình thức xử lý).

- Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tiễn yêu cầu để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn chung cho cho cán bộ công chức để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đặc biệt khi triển khai các phương thức, quy định làm thủ tục mới, hiện đại như: Kịp thời tổ chức các lớp đào tạo tập trung về quy trình nghiệp vụ mới; các văn bản hướng dẫn liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế mới ban hành vv… với mục tiêu đào tạo phải luôn đi trước 1 bước, có tầm nhìn và có sự chủ động, đáp ứng các yêu cầu công tác; đào tạo, bồi dưỡng một cách sát thực, thực tế, kể cả sử dụng phương pháp “cầm tay chỉ việc” (nếu xét thấy cần thiết) để các công chức mới có thể tiếp cận nhanh chóng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đề ra trong thời gian sớm nhất vv…;

- Các đơn vị nghiệp vụ và Chi cục Hải quan chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi nghiệp vụ, chủ động tổ chức các đợt tập huấn khi có văn bản mới về chế độ, chính sách có liên quan đến công tác của ngành; sử dụng các cán bộ công chức có trình độ kiến thức Pháp luật, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ sâu, chắc thành đội ngũ giáo viên kiêm chức của đơn vị cơ sở để chủ động hơn nữa công tác đào tạo, tự đào tạo; tiến hành phân loại nhân lực làm việc theo nhóm (chuyên sâu và không chuyên sâu) để xây dựng chính sách bố trí, sử dụng, luân chuyển, bổ sung đào tạo hợp lý nâng cao chất lượng nhân lực chung, nhân lực phát hiện, xử lý vi phạm ngay tại đơn vị một cách hiệu quả, chất lượng nhất, sẵn sàng hỗ trợ, thay thế khi cần thiết để đảm bảo triển khai công việc;

- Kiến nghị và đề xuất Tổng cục Hải quan có chính sách, kế hoạch đào tạo sát với thực tiễn để từng bước xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành Hải quan ngày càng được nâng cao theo phương thức quản lý của Hải quan hiện đại, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới công tác đánh giá sau đào tạo vì mặc dù hiện nay kế hoạch đào tạo của Tổng cục Hải quan hàng năm đều đề cập đến công tác đánh giá sau đào tạo nhưng chưa cụ thể hóa những vấn đề cần đánh giá sau đào tạo trong từng lĩnh vực để có thể đánh giá chính xác, tránh tình trạng đánh giá chung chung, mang tính hình thức; xúc tiến nhanh việc thực hiện Mô tả chức danh công việc phù hợp với sự phát triển của ngành Hải quan để lượng hoá khối lượng và chất lượng công việc của mỗi cán bộ công chức.

KẾT LUẬN

Hoạt động hải quan là một loại hoạt động quản lý, giám sát thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tính chất hành chính- kinh tế (qua kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh; thu thuế xuất nhập khẩu; chống buôn lậu chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới …), nhằm bảo hộ và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; bảo vệ môi trường; góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội.

Hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế đã trở thành tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước, việc triển khai các quy định liên quan thương mại dần cần phù hợp hơn các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành viên như Công ước quốc tế về Hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto), Hiệp định GMS, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định về việc thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan v… đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng cho ngành Hải quan đó là vừa phải tạo điều kiện cho thúc đẩy tự do hóa mậu dịch phù hợp với các cam kết quốc tế song phải đảm bảo góp phần thúc đẩy bảo hộ phát triển sản xuất trong nước, chống các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá bị điều chỉnh bởi các Công ước Quốc tế qua biên giới, hướng tới một hoạt động hải quan công khai, minh bạch, hiệu quả.

Theo tiến trình cải cách hiện đại hóa đang thực hiện, song song với quá trình thực hiện hải quan điện tử trong quá trình thông quan, ngành Hải quan đang

từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống thông quan tự động VNACSS/VCIS cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, rất cần sự tuân thủ các quy định một cách tự giác, đầy đủ.

Có thể nói, đảm bảo công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng sẽ là một trong những công cụ quan trọng, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước để thực hiện được các nhiệm vụ chính trị nêu trên cũng như đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương, tính tuân thủ, chấp hành quy định pháp luật của các cá nhân, tổ chức liên quan.

Rất cần sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp các ngành và sự phối hợp nghiên cứu, xác định, tìm ra các giải pháp thích ứng.

Rất mong nhận được sự chỉ dạy, góp ý, giúp đỡ của các Thầy giáo, Cô giáo để Đề tài nghiên cứu và nguyện vọng của cá nhân tôi được hoàn thiện, đóng góp được một phần nhỏ tác dụng gợi mở./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 193/2009/TT-BTC ngày 10/01/2009 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007, Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2010) Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/05/2010 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010

Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01/04/2011 về hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/13/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ- CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan,

Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/12/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Hà Nội. 11. Chính phủ (2006), Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về

quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 về quy chế mác nhãn hàng hóa, Hà Nội.

13. Chính phủ (2007), Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội

14. Chính phủ (2007), Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội

15. Chính phủ (2008), Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi 2008, Hà Nội.

16. Chính phủ (2009), Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Chính phủ (2013), Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng hàng hóa, Hà Nội.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

19. Chính phủ (2013), Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống, cây trồng và bảo vệ thực vật, Hà Nội.

20. Chính phủ (2013), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính

21. Chính phủ (2013), Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định việc xử phạt vi phạm pháp luật về thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Hà Nội

22. Chính phủ (2013), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

23. Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội.

24. Chính phủ (2013), Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản., Hà Nội.

25. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo, Hà Nội.

26. Chính phủ (2013), Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, Hà Nội.

27. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

28. Chính phủ (2013), Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.

29. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.

30. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 31. Chính phủ (2013), Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.

32. Chính phủ (2014), Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, Hà Nội.

33. Các nước thành viên Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (1973),

Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã quý hiếm- CITES, ký lần đầu ngày 01/03/1973, Quốc tế.

34. Các nước thành viên tham gia Công ước (1989), Công ước về kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng- BASEL, thông qua tại Hội nghị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở Basel năm 1989, Quốc tế.

35. Nguyễn Đăng Dung (2005), Giáo trình Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. G.V.A Taman Truc (2004), Lý thuyết quản lý nhà nước, nhà xuất bản OMEGA-L Mátxcơva

38. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 02/09/2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 10/12/2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 26/04/2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 14/12/2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 114)