Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 107)

- Rà soát, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan quan, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Hóa chất, Pháp lệnh Thú y,… xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước khác có liên quan trong quản lý Nhà nước về hải quan đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tạo sự chuyển biến căn bản đồng bộ, thống nhất chính sách điều hành, thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan với nghiệp vụ quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, tránh sự lợi dụng vi phạm mục tiêu quản lý nhà nước, an toàn xã hội, an ninh quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

quan thay thế các Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động hải quan và thực tế áp dụng tại các đơn vị cơ sở để sửa đổi, bổ sung phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan mới, hiện đại.

- Rà soát lại các quy định đối với hàng tạm nhập tái xuất theo hướng hạn chế hoặc quy định điều kiện trách nhiệm chặt chẽ khi kinh doanh dịch vụ loại hình này, có ký quỹ khắc phục hậu quả vi phạm để hạn chế các trường hợp trốn tránh trách nhiệm pháp lý, cho phép áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để áp dụng với các đối tượng doanh nghiệp cố tình vi phạm để có tác dụng răn đe, ngăn ngừa. Nghiên cứu kiến nghị sửa đổi Luật hàng hải theo hướng xác định trách nhiệm hành chính đối với người vận chuyển đối với hàng hoá nhận vận chuyển theo phương thức container; áp dụng đề án sử dụng seal GPRS để quản lý tuyến đường vận chuyển container hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và sửa đổi quy trình thủ tục hải quan cho loại hình này để hạn chế việc lợi dụng vi phạm.

- Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ giao thông vận tải tháo gỡ vấn đề thanh toán tiền phí lưu container, lưu kho bãi (dưới dạng ban hành một thông tư liên ngành), tạo giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh, phòng ngừa vi phạm. Quy định rõ Cơ quan hải quan (và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác) chỉ trả các chi phí phát sinh từ khi có quyết định hành chính (khám xét, tạm giữ, tịch thu…) đối với hàng hoá lưu giữ tại cảng. Quy định rõ điều kiện của đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của đại lý làm thủ tục hải quan như người khai hải quan để ràng buộc trách nhiệm pháp lý cần thiết; quy định xử lý tang vật trong các

trường hợp đặc thù (khi không có căn cứ trả lại tang vật cho nước xuất khẩu; xử lý các hàng hóa giá trị cao song không được bán; xử lý tiêu hủy chất thải độc hại buộc phải tiêu hủy khi kinh phí không có, ban hành quy trình xử lý tiêu hủy tang vật vv…;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản được ban hành trước đây phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm. Thậm chí cả các Nghị định, Thông tư quy định xử lý, xử phạt mới được ban hành cũng cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa thực sự hoàn thiện, chưa tạo sự thuận lợi cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (về những nội dung còn thiếu, những nội dung chưa phù hợp cần điều chỉnh quy định lại như: thẩm quyền tịch thu, thời gian xử lý vv…) để bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị hải quan, phù hợp với quy định của các Luật liên quan quan và thực tiễn quản lý ràng buộc được trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đứng tên nhập, tạm nhập, người vận chuyển đưa hàng vào Việt Nam khi hàng hóa có vi phạm;

Có thể nói rất cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan và các chế định, quy định của Nhà nước theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)