Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 31)

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là thời hạn (khoảng thời gian) để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành chính. Việc quy định thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc ra quyết định, thi hành các quyết định xử phạt. Mặt khác, việc quy định thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính cũng là một yêu cầu đối với người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải nhanh chóng xem xét hồ sơ vụ việc, xác minh các nội dung liên quan để giải quyết vụ việc vi phạm một cách nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính liên quan lĩnh vực hải quan đã được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được bổ sung hoàn thiện tại Luật Xử lý vi phạm hành chính (bổ sung quy định về dẫn chiếu thời hiệu xử phạt đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế; bổ sung quy định về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt; sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến; trong trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt vv…) theo quy định là:

+ 01 năm với các vi phạm thông thường;

+ 02 năm với các vi phạm về thủ tục thuế; phí, lệ phí; xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;

+ 05 năm với các vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

+Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên với thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

+ Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

chính trong lĩnh vực hải quan hiện là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi chậm nộp tiền thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 05 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định; đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định.

Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.

Trong thời hạn quy định nếu cá nhân, tổ chức lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 31)