Cơ chế "một cửa" tại tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (Quan thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 73)

Việc rà soát, hướng dẫn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

2.2.2. Cơ chế "một cửa" tại tỉnh Bắc Giang

Trong thời gian qua, không chỉ riêng Bắc Giang, mà khắp các địa phương, bộ, ngành trong cả nước đều tích cực đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, trong đó, khâu then chốt là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận tiện hơn cho nhân dân khi đến giao dịch, giải quyết công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Ở Bắc Giang, cơ chế "một cửa" được triển khai thực hiện từ năm 2004, ban đầu chỉ thực hiện ở cấp huyện và bốn ngành ở tỉnh (xây dựng, đất đai, lao động - thương binh xã hội và đầu tư, đăng ký kinh doanh). Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đến tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh. Để áp dụng thống nhất cơ chế này trong toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tất cả các cơ quan trong tỉnh tiến hành rà soát các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết, trên cơ sở đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành hai văn bản là Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các huyện, thành phố và Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Theo đó, cấp huyện giải quyết 62 công việc theo cơ chế một cửa trên 10 lĩnh vực: Cấp phép xây dựng, Đăng ký kinh doanh, Chứng thực, Hộ tịch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Tổ chức Cán bộ, Thẩm định, Tôn giáo, Y tế. Trong đó có 01 việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông là "Thủ tục giải quyết chế độ chính sách đối với người có công". Ở cấp xã thực hiện 35 công việc trên 5 lĩnh vực: Hộ tịch; Chứng thực; Đất đai; Xây dựng; Chính sách xã hội. Trong đó có 04 việc thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông với cấp huyện. Ở cấp tỉnh: Thực hiện ở tất cả các ngành có thủ tục liên quan trực tiếp tới tổ chức, công dân.

Đến nay, 18/19 Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ Thanh tra tỉnh); 10/10 huyện, thành phố và 229/230 xã, phường, thị trấn (thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động mới thành lập nên chưa triển khai) đã thành lập Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Qua quá trình triển khai, đi vào hoạt động, Bộ phận một cửa các Sở, ngành đã tiếp nhận 50.560 lượt hồ sơ, công việc, trong đó đã giải quyết và trả đúng hạn 47.780 hồ sơ (đạt 98,5%), còn 780 hồ sơ đang giải quyết và trả không đúng hạn (chiếm 1,5%). Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã tiếp nhận 296.389 hồ sơ, công việc, trong đó đã giải quyết và trả đúng hạn 287.816 hồ sơ (đạt 97,1%), còn 8.573 hồ sơ đang giải quyết và trả không đúng hạn (chiếm 2,9%).

Đối với công tác bố trí cán bộ, công chức và thực hiện chế độ, chính sách Ở cấp tỉnh: Tổng số công chức được bố trí trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là 47 người, trong đó có 15/47 công chức chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm hoặc trưng tập. Có 3/19 Sở, cơ quan trang bị đồng phục cho công chức trực tại Bộ phận này là Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng.

Ở cấp huyện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả do một đồng chí lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phụ trách. Nhiều huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách như Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang (8 người), Lạng Giang (8 người), Lục Ngạn (7 người), Lục Nam (3 người). Có 5/10 huyện, thành phố đã trang bị đồng phục cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là thành phố Bắc Giang, Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế.

Ở cấp xã: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả do Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách, Công chức Văn phòng - Thống kê làm trưởng Bộ phận. Các xã, phường, thị trấn đã bố trí 03 công chức chuyên môn là Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng thường trực giải quyết công việc. Một số xã trưng tập thêm công chức chuyên

môn hoặc người làm hợp đồng để tăng cường cho bộ phận này. Hiện nay, có 41 xã/phường/thị trấn đã trang bị đồng phục cho cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa.

Về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 quy định phụ cấp cán bộ, công chức Bộ phận một cửa. Theo đó, ở cấp tỉnh và cấp huyện mức phụ cấp là 200.000đ/người/tháng; ở cấp xã là 100.000đ/người/tháng.

Về công tác bố trí phòng làm việc và trang bị cơ sở vật chất

Đối với cấp tỉnh: Các Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã trang bị phòng làm việc riêng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở nơi thuận tiện cho tổ chức và công dân đến làm việc. Khá nhiều cơ quan có phòng làm việc đảm bảo diện tích theo quy định, một số cơ quan thực hiện tốt là Sở Giao thông - Vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư...

Đối với cấp huyện: Một số huyện sắp xếp phòng làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ phòng làm việc có sẵn, nhưng đã có nhiều huyện xây dựng phòng làm việc đảm bảo diện tích, ở vị trí thuận tiện như: Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Lục Ngạn, huyện Hiệp Hoà... Riêng bộ phận một cửa của thành phố Bắc Giang là một trong những mô hình một cửa hiện đại nhất cả nước hiện nay với nguồn kinh phí được đầu tư là hơn 2 tỷ đồng.

Các xã, phường, thị trấn: Theo thống kê trong tổng số 230 đơn vị, có 152 đơn vị (66,37%) bố trí phòng làm việc riêng và chỉ có 18 đơn vị có phòng làm việc đạt tiêu chuẩn về diện tích theo quy định. Các xã, phường, thị trấn đã quan tâm đầu tư kinh phí trang bị phương tiện làm việc như máy vi tính, máy in, tủ đựng tài liệu, bảng niêm yết... Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì cơ sở vật chất của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã cơ bản vẫn chưa đảm bảo theo quy định.

100% cơ quan, đơn vị đã triển khai cơ chế một cửa đều thực hiện việc niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục, trình tự, hồ sơ, thời gian giải quyết và lệ phí tại nơi giải quyết công việc. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế một cửa, nhiều cơ quan, đơn vị đã có những sáng kiến cũng như sự đầu tư giúp cho việc thực hiện cơ chế một cửa đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận nhất cho tổ chức và công dân. Điển hình là mô hình một cửa điện tử hiện đại tại thành phố Bắc Giang. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thành phố Bắc Giang làm thí điểm mô hình một cửa hiện đại. Sau 1 năm thực hiện mô hình một cửa cuả Thành phố đã hoạt động có hiệu quả, các thủ tục hành chính liên quan đến công việc và quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp và người dân đều được công khai bằng các phần mềm, hệ thống phần mềm điện tử tại bộ phận một cửa với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Hiện nay mô hình này đang được triển khai, nhân rộng thêm tại các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Yên Dũng. Trong năm 2010 mô hình "một cửa điện tử" sẽ khai trương tại 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo điều hành của Trung ương và địa phương, đồng thời là một trong những huyện triển khai mô hình điểm về cơ chế "một cửa", Yên Thế đã tích cực tổ chức thành lập, ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập Bộ phận "một cửa", ban hành quy chế tổ chức và hoạt động. Đến nay, 21/21 xã, thị trấn đã ban hành quy chế.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện được bố trí phòng làm việc với diện tích khoảng 50m2

với đầy đủ các trang thiết bị làm việc : tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm việc , máy tính, máy photo, điê ̣n thoa ̣i, quạt điện … đảm bảo phục vụ tốt công việc đối với tổ chức và công dân . Bô ̣ phâ ̣n tiếp nhâ ̣n và trả kết quả theo cơ chế "mô ̣t cửa" gồm 03 công chức do đồng chí Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp nhận , giải

quyết và trả kết quả các công viê ̣c thuô ̣c các lĩnh vực : Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ; xác nhận cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng, người dân tô ̣c và khu vực miền núi , vùng cao ; chuyển đổi quyền sử dụng đất , cấp phép xây dựng ; các thủ tục về chứng thực . Đến nay, bô ̣ phâ ̣n "một cửa" huyê ̣n tiếp nhâ ̣n và giải quyế t: Chứng nhâ ̣n con em người dân tô ̣c thiểu số , vùng cao , khu vực I vùng núi : 9586 đối tượng; đăng ký biến đô ̣ng đất đai: 2879 hồ sơ; cấp giấy phép đăng ký kinh doanh : 1108 trường hợp đảm bảo đúng thời gian quy định ; xác nhận và cấp giấy chứng nhâ ̣n con thương binh, bệnh binh , gia đình liê ̣t sỹ , người và gia đình có công với cách ma ̣ng : 5728 trườ ng hơ ̣p ; chứng thực các bản sao : 18:000 bản sao các loại (từ tháng 6/2008 đã chuyển các thủ tục này về cấp xã thực hiện) …

Bộ phận "một cửa" thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tương đối tốt các công việc theo quy định: Về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch: Đăng ký kết hôn 2865 cặp đôi, đăng ký khai sinh 6352 trường hợp; đăng ký khai tử 2371 trường hợp; Thực hiện tốt: công tác tiếp dân; thụ lý đơn thư và chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết; xác lập hồ sơ về biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ mua, bán, chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất hơn 3000 hồ sơ …

Một điển hình nữa trong thực hiện cơ chế "một cửa" là huyện Lạng Giang. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế "một cửa" là một trong những nội dung được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm, đẩy mạnh triển khai trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và thu được những kết quả tích cực. Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 295, 296/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuộc 10 lĩnh vực với 61 thủ tục hành

chính được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của huyện. Việc thực hiện một cửa của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã ban hành quy trình và giải quyết hồ sơ thuộc 5 lĩnh vực với 35 thủ tục niêm yết công khai. Việc niêm yết công khai trình tự, thời gian thực hiện, các mẫu đơn, tờ khai của các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận thực hiện. Kết quả rõ nhất của việc triển khai cơ chế "một cửa" là công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về thủ tục hành chính, giảm phiền hà, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho người dân, trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao, thông qua đó góp phần đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân theo hướng phục vụ.

Cơ chế "một cửa" tại huyện Lạng Giang được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Kết quả giải quyết công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như sau: Ở cấp huyện, đã giải quyết được 620.540 hồ sơ, trong đó: Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: 6.430 hồ sơ; cấp giấy phép xây dựng: 425 hồ sơ; lĩnh vực đất đai: 33.250 hồ sơ; lĩnh vực chính sách xã hội: 8.250 hồ sơ; lĩnh vực chứng thực - hộ tịch: 572.185 hồ sơ. Ở cấp xã, đã giải quyết được 652.395 hồ sơ, trong đó: Lĩnh vực xây dựng: 315 hồ sơ; lĩnh vực đất đai: 30.815 hồ sơ; lĩnh vực chứng thực - hộ tịch: 548.720 hồ sơ; lĩnh vực chính sách xã hội: 43.930 hồ sơ; lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là 28.633 hồ sơ.

Kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã được triển khai, đạt kết quả tích cực; tạo niềm tin, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" được nâng lên. Hồ sơ của tổ chức, công dân chuyển đến bộ phận một cửa được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, bảo đảm trả kết quả đúng

và trước thời gian quy định, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí hành chính cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch, giải quyết công việc tại cơ quan hành chính trong huyện, như: Ở cấp huyện, thủ tục cấp lại do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rút ngắn còn 35/40 ngày, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất rút ngắn còn 10/15 ngày, …; đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh lần đầu rút ngắn còn 3/4 ngày; đổi cấp lại đăng ký kinh doanh rút ngắn còn 3/5 ngày; Ở cấp xã, chứng thực hợp đồng rút ngắn còn 1/3 ngày ….

Thành phố Bắc Giang nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.221,66 ha, dân số 128.825 người trên địa bàn, với 11 đơn vị hành chính gồm 07 phường và 04 xã. Là đơn vị hành chính thuộc Thành phố Bắc giang, Trần Phú - một phường đông dân với hơn 10 nghìn nhân khẩu, hơn hai nghìn hộ dân, có 69 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên nhu cầu của người dân về công tác tư pháp là rất lớn. Từ năm 2005 đến nay, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" của phường Trần phú đi vào hoạt động, đã tạo điều kiện cho công dân đến giao dịch và làm các thủ tục pháp lý. Xác định công tác tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nên Ủy ban nhân dân Phường thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp. Đặc biệt bộ phận "một cửa" của Phường được bố trí một phòng khá khang trang, rộng rãi, quanh phòng treo các nội quy, quy chế hoạt động và niêm yết công khai các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ phận "một cửa" có một lãnh đạo và ba cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương (Quan thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)