Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 30)

1.1.4.1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung PBGDPL là yếu tố quan trọng của công tác PBGDPL. Xác định đúng nội dung PBGDPL là đảm bảo cần thiết để PBGDPL có hiệu quả thiết thực. Nội dung chính là yếu tố để phân biệt PBGDPL với các hoạt động giáo dục khác.

Trong lý luận về PBGDPL cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung PBGDPL như: Phạm vi, đặc điểm, những yếu tố chủ yếu của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.

Xuất phát từ mục đích của PBGDPL là trang bị tri thức; bồi dưỡng tình cảm, lòng tin pháp luật; hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật; nội dung PBGDPL theo quan điểm chung hiện nay được xác định bao gồm phạm vi tương đối rộng, đó là:

- Các thông tin về pháp luật, gồm cả kiến thức cơ bản và văn bản pháp luật thực định.

- Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật.

- Các thông tin liên quan đến kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, áp dụng pháp luật; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng; phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng, ý kiến, đề xuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp luật và các ngành khác trong việc xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật.

31

- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân như: Quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp…

Tuy nhiên, chủ thể PBGDPL cũng cần lưu ý và nhận thức đầy đủ về trạng thái động của các thông tin trong nội dung PBGDPL. Đây là cơ sở để người PBGDPL lựa chọn phương pháp tiếp cận tới nội dung PBGDPL phù hợp cho từng đối tượng nhất định, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về các thông tin là nội dung PBGDPL. Bằng việc cung cấp, trang bị những loại thông tin trên, người được PBGDPL sẽ có một hệ thống những tri thức cần thiết về pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật, có khả năng sử dụng những tri thức đó để phân tích, lý giải một cách khoa học, có căn cứ về những vấn đề thực tế mà họ gặp hay chứng kiến; từ đó, định hướng cho hành vi của mình. Đương nhiên, đó là một quá trình tác động rất lâu dài, từ nhiều phía và bằng các hình thức khác nhau của chủ thể PBGDPL; cũng như quá trình tự chọn lọc, tiếp thu theo nhu cầu, điều kiện của đối tượng PBGDPL.

Những nội dung chủ yếu của PBGDPL, trên cơ sở lý luận và thực tiễn được xác định theo những cấp độ khác nhau tùy thuộc từng loại đối tượng phù hợp với những nhu cầu, đặc điểm của đối tượng mà hoạt động giáo dục pháp luật hướng tới, bao gồm:

Một là, yêu cầu tối thiểu về nội dung PBGDPL cho mọi công dân.Sống

trong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi công dân phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và có những kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hai là, yêu cầu riêng về PBGDPLtheo nhu cầu ngành nghề của các

công dân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Họ cần những hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức độ cao hơn, mang

32

tính định hướng nghề nghiệp rõ hơn thì ngoài những khái niệm pháp lý cơ bản thường gặp trong thực tiễn, nội dung giáo dục pháp luât theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thực định, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng. Các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hoạt động và các trình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Ba là,yêu cầu về PBGDPL chuyên luật, tức là PBGDPL chuyên ngành

cho những người hành nghề pháp luật.Đây là mức độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo các luật gia cho bộ máy nhà nước và các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật. Sự hiểu biết của đối tượng này bao gồm cả những quan điểm, những học thuyết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử và hiện tại. Những hiểu biết tương đối toàn diện về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên sâu cuả từng người (về hình sự, về dân sự, về kinh tế, về hôn nhân gia đình, về luật quốc tế….). Kỹ năng của họ không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà chủ yếu là vận dụng chính xác, linh hoạt các quan hệ pháp luật vào việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật (hoặc tư vấn cho việc giải quyết các vấn đề về pháp luật, như các tranh chấp, các vi phạm pháp luật….). Kỹ năng quan trọng và đặc thù của đối tượng là sáng tạo pháp luật, là khả năng tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật.

Nội dung của hoạt động PBGDPL được căn cứ vào đối tượng mà hoạt động này hướng tới, có thể phân chia thành hai nhóm lớn sau:

* Nhóm cán bộ và công chức: Trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã

hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, PBGDPL để nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước có đóng góp rất lớn lao. Bởi họ là những người thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi nhiều mặt trên mọi lĩnh vực của nhân dân, đặc biệt là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Để thực hiện được

33

quá trình dân chủ hóa này đòi hỏi cán bộ công nhân viên chức nhà nước phải có hiểu biết về pháp luật, tâm lý pháp luật phải kiên định vững vàng, có kiến thức pháp luật rộng, công minh chính trực và có tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao. Việc đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp, công bằng qua các vụ việc cụ thể trong mối quan hệ giữa Nhà nước, công dân, giữa các bộ phận, các cá nhân khác nhau trong xã hội chính là sự thể hiện công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội; thái độ, tác phong, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sẽ tạo cho nhân dân tin tưởng hơn vào sự công bằng, dân chủ pháp luật. Từ đó thúc đẩy họ tham gia vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tâm lý pháp luật của cán bộ hành chính có ảnh hưởng rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể, nếu họ giải quyết một cách hợp tình, hợp lý, đúng với quy định của pháp luật thì họ sẽ tạo thêm niềm tin đối với nhân dân; và ngược lại, vì trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp hoặc có thái độ coi thường pháp luật mà họ giải quyết không minh bạch sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu quả của pháp luật Nhà nước cũng như không đảm bảo được tính khách quan dân chủ. Đối với những cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, tâm lý pháp luật của họ tác động rất lớn đến việc xử lý từng trường hợp cụ thể. Nếu họ xét xử công minh, xử lý đúng người, đúng tội thì người dân sẽ có cảm tình với pháp luật, yên tâm tin vào pháp luật. Ngược lại nếu việc xét xử không đúng người, đúng tội thì người dân dễ có thái độ coi thường pháp luật. Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, một số cán bộ có chức, có quyền đã vi phạm các điều cấm trong pháp luật Việt Nam. Vì lợi nhuận cao, họ đã lợi dụng chức quyền, bất chấp pháp luật, coi thường pháp luật, họ không tự điều chỉnh được hành vi của mình, hành vi mà pháp luật không cho phép làm thì họ lại làm dù họ là người hiểu biết rõ về pháp luật. Như vậy, hoạt động PBGDPL có vai trò rất lớn, nó

34

giúp con người tự điều chỉnh hành vi của bản thân và hành vi của người khác trong xã hội.

Mặt khác, cán bộ, công chức cũng là những người trực tiếp có tác động rất mạnh đến hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật. Với tư cách này, cán bộ, công chức phải được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong việc áp dụng pháp luật và trước tiên họ phải có ý thức đầy đủ về trách nhiệm chủ thể giáo dục pháp luật của mình trong khi tiến hành các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

* Nhóm quảng đại quần chúng nhân dân: Đảng và Nhà nước ta đang

hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Để nhân dân có thể hưởng các quyền tự do, dân chủ và thể hiện nghĩa vụ công dân của mình thì họ phải có một trình độ hiểu biết, một thái độ đúng đắn và một khả năng nhất định khi sử dụng pháp luật. Sự kết hợp nhận thức pháp luật và tình cảm pháp luật thể hiện ở trình độ ý thức pháp luật, tâm lý pháp luật của người đó. Song nhận thức về pháp luật của mỗi người là khác nhau, do vậy sự hưởng thụ các quyền tự do, dân chủ và thực hiện nghĩa vụ của mình cũng có phần khác nhau. Trên thực tế, do trình độ nhận thức về pháp luật có hạn, một số đối tượng không hiểu rõ về pháp luật, thậm chí hiểu sai pháp luật, do đó có thái độ chống đối pháp luật. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, văn hóa pháp lý hạn chế, họ hiểu biết rất ít về pháp luật, thậm chí không cần quan tâm tới pháp luật, họ xem thường pháp luật, lảng tránh pháp luật. Trong các hành vi của mình họ không chú ý tới pháp luật, nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà họ vẫn không biết. Điều này không phải do họ cố ý mà nhiều khi do không hiểu biết các quy định của pháp luật, không có tình cảm đối với pháp luật, một phần do họ quen sống và xử sự theo phong tục tập quán làng xã “lệ làng”.

35

Nâng cao hoạt động PBGDPL góp phần điều chỉnh mọi hành vi, mọi mối quan hệ của con người. Nếu PBGDPL tốt thì đa số hành vi của con người diễn ra thuận chiều với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, hoạt động PBGDPL yếu kém thì sẽ góp phần cản trở sự phát triển của quá trình xây dựng lên nền dân chủ đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; mà trước hết chính là việc xác định đúng nội dung của PBGDPL.

1.1.4.2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung của hoạt động PBGDPL không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của người được phổ biến, giáo dục mà phải qua những kênh chuyển tải thông tin, là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình PBGDPL, thể hiện nội dung PBGDPL. Các dạng hoạt động cụ thể đó phải phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng. Nhờ đó, mục đích của PBGDPL mới đạt được. Do vậy, hiệu quả của hoạt động PBGDPL không chỉ phụ thuộc vào việc xác định đúng mục đích và nội dung PBGDPL mà còn phụ thuộc vào việc xác định đúng hình thức PBGDPL.

Theo từ điển tiếng Việt thì hình thức là cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung; là cách thể hiện, cách điều hành một hoạt động.Trong giáo dục học, khái niệm hình thức giáo dục được hiểu là các cách thức tổ chức hoạt động

36

phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục.Xuất phát từ các ý kiến của các nhà nghiên cứu luật học, theo chúng tôi, khái niệm hình thức giáo dục pháp luật được hiểu là các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa những người giáo dục pháp luật và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh nội dung phổ biến và đạt mục đích giáo dục pháp luật. Trên cơ sở của khái niệm này,

hình thức của hoạt động PBGDPL được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thể PBGDPL và đối tượng PBGDPL để thể hiện nội dung

PBGDPL và đạt được mục đích PBGDPL.

Căn cứ vào tính đa dạng đặc thù của nội dung, mục đích, đối tượng PBGDPL, các nhà nghiên cứu đã xác định hình thức PBGDPL bao gồm hai nhóm chính sau:

Thứ nhất, nhóm hình thức giáo dục có tính phổ biến và truyền thống được sử dụng trong nhiều loại hình giáo dục.

Đề cập đến nhóm này, trước hết phải nói đến hình thức giáo dục pháp luật trong các nhà trường; chính là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp giữa chủ thể giáo dục chuyên nghiệp là giáo viên và đối tượng xác định là học viên trong khuôn khổ nhà trường. Các cấp độ nội dung của hình thức giáo dục pháp luật này thể hiện: Dạy và học các nội dung pháp luật tối thiểu trong các trường phổ thông; dạy và học các nội dung pháp luật gắn với yêu cầu ngành nghề tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp (không chuyên luật), các trường Đảng, đoàn thể và cuối cùng là đào tạo các chuyên gia về luật tại các cơ sở đào tạo chuyên luật.

Ngoài ra, nhóm hình thức này còn bao gồm các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể chuyên và không chuyên nghiệp tiến hành trong hoạt động giáo dục pháp luật truyền thống, phổ cập đối với các đối tượng khác nhau trong phạm vi không gian, thời gian xác định như: Nói chuyện, mở hội nghị phổ biến, sinh hoạt câu lạc bộ, tọa đàm, kết hợp phổ biến

37

pháp luật trong các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư… (giao tiếp trực tiếp); hoặc không xác định cụ thể (giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cổ động, các loại hình văn hóa nghệ thuật…).

Thứ hai, nhóm các hình thức PBGDPL đặc thù, chính là việc định

hướng PBGDPL trong các hoạt động lập pháp, hành pháp, và tư pháp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân). Hình thức giáo dục này chủ yếu do công chức nhà nước thực hiện với vai trò chủ đạo của các luật gia đang công tác tại các cơ quan pháp luật của Nhà nước. Nó thường gắn liền với việc áp dụng các điều luật cụ thể hay thực hiện một quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của người được giáo dục; vì vậy, có tác động trực tiếp, sâu sắc lên ý thức, tình cảm, hành vi của người được giáo dục.

PBGDPL qua các hoạt động mang tính đặc trưng của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp (văn phòng luật sư, công ty luật…), tổ chức quần chúng (tổ hòa giải, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý…).

Việc thừa nhận các hình thức PBGDPL đặc thù là một vấn đề lý luận quan trọng, góp phần tạo nên sự đổi mới.

Trên cơ sở các nhóm hình thức PBGDPL trên, có một xác định một số hình thức PBGDPL cụ thể, đang được áp dụng khá phổ biến trong thực tế gồm:

- Họp báo, thông cáo báo chí;

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh,

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 30)