Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong công tácPBGDPL trên địa

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 89)

PBGDPL trên địa bàn huyện Bố Trạch

Từ thực tế thực hiện công tác PBGDPL ở huyện Bố Trạch nhận thấy có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác PBGDPL. Trong đó, có những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất,Lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể, địa phương ở huyện

chưa nhận thức và ý thức đầy đủ về trách nhiệm của ngành, địa phương mình đối với công tác PBGDPLcũng như về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này dẫn đến thiếu chủ động, không có tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện công tác PBGDPL.

90

Thứ hai,cơ sở pháp lý của công tác PBGDPL thiếu sự hướng dẫn đồng

bộ, cụ thể nên việc triển khai PBGDPL gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa quy định cụ thể để xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các tổ chức chính trị- xã hội trong PBGDPL.

Thứ ba, việc huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL chưa được

tiến hành một cách đồng bộ và rộng khắp. Tổ chức, nhân lực làm công tác PBGDPL trên địa bàn huyện còn thiếu và yếu.

Hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cả hai cấp chưa được duy trì thường xuyên, đều đặn; việc tổ chức hội họp để bàn kế hoạch triển khai hay rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện còn mang tính hình thức, sơ sài, thậm chí tại một số địa phương không thực hiện được. Việc đôn đốc, kiểm tra các thành viên của Hội đồng phối hợp huyện đối với các xã, thị trấn theo sự phân công đôi khi còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức vì phải kiêm nhiệm quá nhiều việc.

Các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên đa số là những người làm công tác kiêm nhiệm nên về mặt nào đó chưa thật toàn tâm, toàn ý với hoạt động PBGDPL. Một số người chưa vững về kiến thức pháp luật, năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả PBGDPL. Mặt khác, chế độ thù lao đối với những người làm công tác PBGDPLquá thấp, không ổn định, thậm chí không có đối với các chủ thể là cán bộ hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật nên chưa khuyến khích thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.

Kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL còn quá hạn hẹp, mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. Cùng với điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện đi lại... cũng ảnh hưởng tới hiệu quả PBGDPL.

91

Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của các đối tượng PBGDPL trên địa bàn

huyện với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng cao ít quan tâm đến pháp luật. Nhiều địa phương còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng tiểu nông, bảo thủ, khép kín nặng nề, thói quen sống theo lệ làng đã ăn sâu trong tiềm thức một bộ phận dân cư nên việc phổ biến, giáo dục pháp luật gặp nhiều bất lợi.

Thứ năm, nội dung PBGDPL là hệ thống các quy định pháp luật ở nước

ta còn thiếu đồng bộ, việc hướng dẫn thực hiện không thống nhất, chồng chéo hay bỏ ngõ đã gây khó khăn rất lớn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên khi tuyên truyền, phổ biến cũng như làm người dân lúng túng khi tìm hiểu. Nội dung tuyên truyền, phổ biến cũng mới chỉ dừng lại ở những văn bản luật, pháp lệnh; còn các văn bản hướng dẫn thi hành ít được quan tâm phổ biến. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện chủ yếu mới dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến còn nội dung được triển khai như thế nào, đối tượng nắm bắt đến đâu thì chưa có sự kiểm tra, đánh giá cụ thể. Vì vậy, ý thức tiếp cận, nắm bắt nội dung PBGDPL của các đối tượng chưa cao.

Thứ sáu, hình thức PBGDPL còn đơn điệu, không hấp dẫn cũng là

nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng PBGDPL ở huyện Bố Trạch. Hiện nay, hình thức chủ yếu vẫn là tuyên truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ gấp, tờ rơi, qua Tủ sách pháp luật. Những hình thức đó khi được sử dụng cũng chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được sức hút, thói quen đối với người dân. Chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường học còn thấp. Những hình thức PBGDPL khác như hòa giải ở cơ sở, câu lạc bộ, hội thi thu hút được đông đảo người tham gia, nhưng ít có điều kiện tổ chức.

92

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 89)