Hình thức PBGDPL chủ yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Các hình thức PBGDPL được lựa chọn và áp dụngtại huyện Bố Trạch khá phong phú và đa dạngphù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện ở mỗi địa phương cũng như nhóm đối tượng trên địa bàn huyện. Trong đó có một số hình thức PBGDPL có hiệu quả, thu hút được nhiều đối tượng tham gia như sau:

2.2.5.1. Tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Tuyên truyền miệng là hình thức PBGDPL khá đặc biệt bởi lẽ đây là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền khác. Trong sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, công tác tuyên truyền miệng vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động PBGDPL bởi nó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, đưa thông tin pháp luật đến với người dân trong mọi hoàn cảnh, điều kiện mà không bị phụ thuộc vào công cụ, không gian và thời gian. Chính vì vậy, trong những năm qua, hình thức tuyên truyền miệng luôn được chú trọng và sử dụng khá phổ biến trong hoạt động PBGDPL ở huyện Bố Trạch.

Trong 10 năm (2002 - 2012), ở cấp huyện tổ chức được 90 hội nghị PBGDPL với sự tham gia của hàng chục nghìn người [29], [30], [31].

2.2.5.2. PBGDPL qua Đài Truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh cơ sở

Thấy rõ được lợi thế của phương tiện thông tin đại chúng trong công tác PBGDPL, thời gian qua, Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chủ yếu là qua Đài Truyền thanh huyện và hệ thống

70

loa truyền thanh cơ sở tại các xã, thị trấn. Hàng năm, ngay từ đầu năm cơ quan Thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL huyện là Phòng Tư pháp đều ký kết chương trình phối hợp PBGDPL với Đài Truyền thanh huyện. Chương trình Pháp luật và đời sống trên sóng phát thanh đều đặn mỗi tháng 01 chuyên đề, mỗi chuyên đề có thời lượng 20 đến 30 phút, phát 02 lần trong tuần. Chương trình đã thông tin, giới thiệu cụ thể một cách kịp thời các văn bản pháp luật mới, quan trọng, mang tính thời sự và liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ và nhân dân trong toàn huyện. Ngoài ra, Đài Truyền thanh huyện hàng tuần đều có chương trình điểm tin pháp luật được nhiều người dân quan tâm; qua đó thông tin đến người nghe những văn bản mới được ban hành, phản ánh hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nêu gương người tốt việc tốt, đồng thời lên án, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật… Thời lượng của chương trình là 25 đến 30 phút. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật có quy mô toàn huyện hay được tổ chức tại các xã, thị trấn đều được Đài Truyền Thanh huyện đưa tin với đầy đủ nội dung, ý nghĩa hội thi đã có tác dụng PBGDPL đến nhiều tầng lớp nhân dân.

Các thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL huyện cúng như các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn đều thường xuyên viết các tin, bài liên quan đến pháp luật, phối hợp với Đài Truyền thanh huyện để phát thanh, góp phần khai thác tối đa hiệu quả PBGDPL qua Đài Truyền thanh địa phương.

Công tác PBGDPL trong nhân dân còn được thực hiện qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Hiện tại, 28/30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (trừ 02 xã miền núi, rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch) đã trang bị được hệ thống loa truyền thanh làm cầu nối từ trung tâm xã, thị trấn đến các thôn, bản, tiểu khu. Dựa vào đề cương, tài liệu do Sở Tư pháp và các ngành khác cung cấp, Phòng Tư pháp huyện đã trực tiếp tham mưu cho Hội đồng PHCTPBGDPL huyện in,

71

san băng, đĩa pháp luật cung cấp cho Hội đồng PHCTPBGDPL các xã, thị trấn để phát trên loa truyền thanh. Trong thời gian qua, có hàng nghìn băng đĩa với nội dung PBGDPL đã được các địa phương sử dụng trên địa bàn huyện.

Có thể nói, đối với huyện Bố Trạch nói riêng, PBGDPL qua Đài Truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh cơ sở là hình thức PBGDPL ít tốn kém nhất nhưng lại khá hiệu quả vì với hình thức này đảm bảo được tính kịp thời và cùng một lúc PBGDPL được cho nhiều nhười, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. UBND huyện sẽ luôn chú trọng đầu tư và tiếp tục phát huy hiệu quả của hình thức PBGDPL này trong thời gian tới.

2.2.5.3. PBGDPL thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật cũng là một hình thức PBGDPL có hiệu quả mà huyện Bố Trạch đã áp dụng khá thành công trong thời gian qua. Trong giai đoạn 10 năm (2002 - 2012), toàn huyện đã tổ chức, phát động, hưởng ứng được 70 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, bao gồm cả thi viết, thi vấn đáp và bằng hình thức sân khấu hóa [29], [30], [31]. Riêng tại địa bàn huyện Bố Trạch, loại hình sân khấu hóa luôn được đặc biệt hưởng ứng và mong chờ từ phía nhân dân.Và thực tế cho thấy thi tìm hiểu pháp luật thông qua loại hình sân khấu hóa luôn đem lại kết quả cao trong công tác PBGDPL ở huyện. Có cuộc thi được triển khai từ cơ sở đến huyện, nhưng cũng có cuộc thi do điều kiện, tính đặc trưng chỉ được tổ chức riêng ở cấp huyện hoặc cấp xã. Tiêu biểu có các cuộc thi như: Hòa giải viên giỏi; tuyên truyền viên pháp luật giỏi; cán bộ Tư pháp - Hộ tịch giỏi; tìm hiểu pháp luật về thuế; tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông; tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia; tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy… Các cuộc thi đã tập trung vào các chủ đề thiết thực mà người dân đang rất quan tâm. Đặc biệt, một số hội thi như “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” thì

72

hầu như năm nào cũng được tổ chức, hay Hội thi “Hòa giải viên giỏi” cứ định kỳ 02 đến 03 năm/lần được tổ chức thành hệ thống từ cấp xã đến huyện rồi đến cấp tỉnh. Một số cuộc thi thu hút được số lượng lớn người dự thi với đa dạng đối tượng như: Thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông có gần 20.000 lượt người tham gia; thi tìm hiểu pháp luật về thuế có trên 18.000 lượt người tham gia…

Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức phổ biến pháp luật cần sự đầu tư kinh phí không lớn, nhưng bằng nhiều loại hình hấp dẫn, dễ dàng mở rộng được phạm vi đối tượng tuyên truyền nên thu hút được đông đảo người dân tham gia, hiệu quả PBGDPL cao. Qua các cuộc thi, người dân tìm hiểu pháp luật một cách hào hứng, phấn khởi, sâu sắc. Bằng hình thức này, các quy định pháp luật tưởng như khô khan trên văn bản có điều kiện lan tỏa, dễ dàng đi vào cuộc sống của mỗi cán bộ, nhân dân, phát huy hiệu quả tốt hơn. Đây vừa là yêu cầu, là đòi hỏi và cũng chính là vai trò của thi tìm hiểu pháp luật mà những người làm công tác PBGDPL ở huyện Bố Trạch luôn hướng đến.

2.2.5.4. PBGDPL thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật

Câu lạc bộ pháp luật được xác định là một trong những hình thức PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng và địa bàn dân cư khác nhau. Thực tiễn những năm qua cho thấy, mặc dù số lượng các Câu lạc bộ pháp luật được thành lập chưa nhiều nhưng tác dụng, hiệu quả, sức lan tỏa tích cực của mô hình này là không nhỏ trong đời sống cộng đồng dân cư. Địa bàn huyện Bố Trạch cũng nằm trong tình hình chung đó.

Thời gian qua, dựa trên tình hình thực tế của mỗi địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng dân cư khác nhau mà tại các xã, thị trấn đã chủ động thành lập các loại hình Câu lạc bộ pháp luật như: Câu lạc bộ Pháp luật, Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật, Câu

73

lạc bộ Pháp luật và đời sống, Câu lạc bộ Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm… Ngoài các câu lạc bộ mang tính chất chuyên đề về pháp luật, hàng loạt mô hình Câu lạc bộ có nội dung sinh hoạt liên quan đến pháp luật cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn huyện như: Câu lạc bộ Gia đình không vi phạm pháp luật; Câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình; Câu lạc bộ Gia đình không có người sinh con thứ 3; Câu lạc bộ Thanh niên; Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc… Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 92 Câu lạc bộ pháp luật và Câu lạc bộ có nội dung sinh hoạt liên quan đến pháp luật với gần 2.300 hội viên. Hầu hết các Câu lạc bộ đều thu hút sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các thành viên và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Thông qua các thành viên của các Câu lạc bộ mà nhiều quy định của pháp luật được tuyên truyền, phổ biến đến cá nhân các hội viên và cộng đồng dân cư. Hàng năm, thành viên của các Câu lạc bộ đều được luân phiên tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật và kỹ năng sinh hoạt câu lạc bộ. Mỗi thành viên các Câu lạc bộ là một công dân gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và là tuyên truyền viên cho các thành viên khác trong gia đình và cho cộng đồng.

Sinh hoạt câu lạc bộ là hoạt động mang tính cộng đồng. Một số phương thức sinh hoạt mà các câu lạc bộ ở huyện Bố Trạch thường thực hiện trong thời gian qua như: Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm chuyên đề về nội dung pháp luật cụ thể, đó có thể là giới thiệu văn bản pháp luật mới; tổ chức hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, hái hoa dân chủ, thi sáng tác tác phẩm có nội dung pháp luật; biểu diễn văn hóa, văn nghệ với nội dung tuyên truyền pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật (sách, báo, văn bản pháp luật…) thiết thực với tình hình địa phương; tổ chức các buổi giao lưu pháp luật với các Câu lạc bộ khác hay các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương. Vừa qua, Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý xã Hải Trạch đã phối hợp với Hội

74

Nông dân, Hội Cựu chiến binh của xã tổ chức buổi giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Các quy định của pháp luật về xây dựng nông thôn mới” thu được hiệu quả đáng ghi nhận. Câu lạc bộ Pháp luật xã Đại Trạch cũng đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình” được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ phía nhân dân… Từ những hoạt động cụ thể, các Câu lạc bộ pháp luật trên địa bàn huyện đã dần đưa những kiến thức pháp luật đến gần với các hội viên nói riêng và quần chúng nhân dân toàn huyện nói chung.

2.2.5.5. PBGDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

Ngày 25/12/1998 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở được ban hành. Được sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện đã hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức, sắp xếp lại các tổ hoà giải ở các cụm dân cư. Đến nay đội ngũ làm công tác hoà giải cơ sở ngày càng được tiếp tục củng cố và kiện toàn về mặt tổ chức và chất lượng. Toàn huyện hiện có 318 tổ hoà giải tại 272 thôn, bản, tiểu khu với 1.878 hoà giải viên (riêng 02 xã miền núi rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch chưa thành lập được tổ hòa giải). Trong đó, thành phần bao gồm: Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và tương đương có 245 đồng chí; Bí thư Chi bộ có 232 đồng chí; cán bộ Mặt trận và các tổ chức thành viên có 1.059 đồng chí; già làng, chức sắc tôn giáo có 58 đồng chí; thành phần khác là 284 đồng chí [31]. Các hòa giải viên đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời cũng là những người có uy tín trong nhân dân, có khả năng thuyết phục nhân dân.

Xác định hòa giải ở cơ sở là một trong những hình thức PBGDPL mang tính thực tiễn sâu sắc, đem lại hiệu quả thiết thực; kể từ khi Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở được ban hành, công tác hòa giải cơ sở tại địa bàn huyện Bố Trạch đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và

75

các đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng như trực tiếp tham gia hoạt động hòa giải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thực hiện thời gian qua cho thấy, trung bình mỗi năm, các tổ hào giải trên địa bàn huyện tiếp nhận gần 500 vụ việc yêu cầu hòa giải; tỷ lệ số vụ việc hòa giải thành ngày càng tăng lên rõ rệt, trung bình trong 10 năm (2002 - 2012) là 77,8%. Thông qua việc hòa giải các tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân đã được giải quyết (giảm khoảng 30% các loại vụ việc tranh chấp phải chuyển đến Tòa án nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết), hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cấp cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng dân cư và phòng ngừa tội phạm [29], [30], [31].Điều này cho thấy vai trò quan trọng của công tác hòa giải, thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở.

Kinh nghiệm công tác hòa giải cho thấy, để thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với phong tục tập quán và đạo đức của người Việt Nam. Các hòa giải viên tại các xã, thị trấn bằng hoạt động hòa giải của mình hướng dẫn, giải thích và cung cấp các kiến thức pháp luật, tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư; nhờ đó hình thành ở mỗi người dân trên địa bàn huyện sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật. Chính vì vậy, có thể nói qua hoạt động hòa giải, mục đích và hiệu quả của công tác PBGDPL đã đạt được.

Một số nội dung chủ yếu được tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở tại huyện Bố Trạch bao gồm: Các quy định trong lĩnh vực dân sự; hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; đất đai; môi trường; xây dựng…

76

Hàng năm, để đáp ứng yêu cầu mới trong công tác chuyên môn, nghiệp nghiệp vụ; cũng như nhằm bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức pháp luật mới; góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hòa giải ở cơ sở; ngoài các lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật do Sở Tư pháp tổ chức, Phòng Tư pháp huyện cũng đã tham mưu cho Hội đồng PHCTPBGDPL huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hòa giải ở cơ sở. Bình quân, mỗi năm tổ chức được 03 lớp. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ hòa giải ở cơ sở tại địa bàn huyện quá đông nên việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng chỉ được luân phiên thực hiện. Điều kiện kinh phí còn hạn chế không cho phép huyện tổ chức tập huấn đồng

Một phần của tài liệu Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp (Trang 69)