Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49)

tư xây dựng cơ bản.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước, việc đánh giá hoạt động quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính đặc thù. Hoạt động này không trực tiếp sáng tạo ra giá trị vật chất nhưng bản thân nó lại có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra các sản phẩm vật chất. Hoạt động quản lý nhà nước tác động đến quá trình sáng tạo sản phẩm vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi hay kìm hãm nó khiến nó diễn ra một cách chậm chạp. Chính vì vậy, kết quả hoạt động quản lý được đánh giá mang tính chất định tính chứ nhiều hơn định lượng. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng khinh nghiệm và sự am hiểu các lĩnh vực xã hội cơ bản của

45

chủ thể tiến hành trong hoạt động quản lý nhà nước. Những yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước nhưng không thể lượng hóa như các chỉ số khác.

Cũng như đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định. Việc xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan và đúng đắn. Một dự án đầu tư xây dựng được xem là có hiệu quả nếu như nó phù hợp với chủ trương đầu tư, đảm bảo các yếu tố về mặt chất lượng, kỹ thuật, thời gian thi công với chi phí thấp nhất và thỏa mãn được yêu cầu của bên hưởng thụ.

Bên cạnh đó, có thể hiểu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chính là việc quản lý trên góc độ vĩ mô của lĩnh vực này. Mục tiêu là thực hiện đúng những quy định của pháp luật về yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Quản lý vĩ mô nhằm đảm bảo quy trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình được thực hiện đúng theo quy định, đúng với quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo sự bền vững mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý. Một số tiêu chí để đánh giá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:

- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương:

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình hợp lý có tác động đến hiệu quả của dự án. Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các công trình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sản xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Mục tiêu của các công trình xây dựng này thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong mở rộng sản xuất, phục vụ nhân dân hay nói cách khác đó là những công trình có mức độ phục vụ cao cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng tạo ra động lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, nó cũng

46

phải đảm bảo rằng chất lượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch chung và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, là hạn chế những tham ô lãng phí trong quá trình thi công. Như việc hoàn thành đúng tiến độ các quy hoạch xây dựng như quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào đâu tư. Một lượng vốn lớn sẽ được đưa vào mỗi địa phương, theo đó giải quyết được nhiều vấn đề cả về mặt xã hội.

Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh kéo theo quá trình đô thị hóa càng nhanh. Các công trình đô thị phải được xây dựng đúng ranh giới, chỉ giới, kiến trúc của công trình phải hài hòa phù hợp với yêu cầu định hướng kiến trúc của khu vực đó. Việc đáp ứng các yêu cầu này sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có không gian kiến trúc đẹp. Ngược lại, nếu quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng lỏng lẻo, có những chính sách chủ trương không phù hợp hay năng lực quản lý yếu kém có thể xuất hiện tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Vấn đề tiêu cực ở đây chính là việc thi công không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh hưởng đến kiến trúc chung, còn để lại vấn đề về môi trường là điều không tốt cho phát triển kinh tế địa phương.

- Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý:

Thực chất của hoạt động quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện pháp luật và các chủ trương chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống. Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nước ta, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao

47

động. Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tình hình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện. Tính hiệu quả được đánh giá bằng các tiêu chí định tính như việc nắm bắt tình hình thực tế có kịp thời, bao quát các vấn đề và dự báo được xu hướng trong tương lai; cách tổ chức bố trí lực lượng đầy đủ, khoa học tức là phát huy được lợi thế của mỗi nhân viên; tính đúng đắn của các chỉ đạo từ cấp trên tức là các chỉ đạo phải nhằm mục đính giải quyết triệt để vấn đề đang phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ. Tư duy sáng tạo thể hiện trong việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế địa phương, các sáng kiến hoặc cách tổ chức bộ máy khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể. Tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng các sáng kiến tạo bước phát triển đột phá của các cấp quản lý.

- Đảm bảo tính kinh tế, chống thất thoát lãng phí:

Đảm bảo tính kinh tế đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách, thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến quản lý nhà nước.

Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý đầu tư. Vốn đầu tư thất thoát diến ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng thực trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt, khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đáp ứng đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức nguồn vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng

48

không phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn. Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những chính sách, cơ chế kiểm soát hiện có, vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng việc xác định trách nhiệm thuộc về ai lại không rõ ràng, do đó việc quản lý không hiệu quả. Ngay trong quy trình của công tác quản lý cũng dẫn đến thất thoát lãng phí như việc buông lỏng quản lý về công tác quy hoạch được thể hiện ngay từ khâu kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch, nếu tính giữa việc đầu tư cho công tác quy hoạch với hâu quả công tác giải phóng mặt bằng khi đầu tư xây dựng nhiều năm qua thì thấy rằng sự tổn thất là quá lớn so với kinh phí đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng. Đây thể hiện một sự lãng phí lớn công tác quản lý.

Việc để tình trạng thất thoát lãng phí lớn chính là thể hiện sự quản lý không hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước. Để giảm lãng phí, thất thoát, trong hoạt động quản lý phải được quản lý một các đồng bộ tức là quản lý hết các lĩnh vực có trách nhiệm quản lý. Từ việc cải cách thủ tục hành chính đến quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, đến việc thanh tra kiểm tra cũng phải đặt dưới sự quản lý một cách khoa học.

Tóm lại từ các tiêu chí Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nước ta, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

49

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49)