- Điều kiện tự nhiên: Vũ Quang là huyện miền núi biên giới nằm ở phía
Tây tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Nghị định 27/2000/NĐ-CP ngày 04/8/2000 của Chính phủ, huyện được thành lập trên cơ sở chia tách ra từ 12 xã nghèo của 3 huyện gồm các xã: 6 xã (Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú) thuộc huyện Đức Thọ; 5 xã (Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) thuộc huyện Hương Khê và 1 xã (Sơn Thọ) thuộc huyện Hương Sơn.
+ Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Đức Thọ; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 30km đường biên giới; phía Nam giáp huyện Hương Khê; phía Bắc giáp huyện Hương Sơn.
+ Đơn vị hành chính của huyện: Gồm 11 xã và 01 Thị trấn; 79 thôn xóm; Tổng số hộ: 8.830 hộ; Dân số: 29.953 người; Mật độ dân số: 46,93 người/km2; Dân tộc thiểu số: 81 hộ = 370 nhân khẩu (Lào thừng ở xã Hương Quang); Số lao động: 17.035 người; Tỷ lệ phát triển dõn số: 9,7%; Thu nhập bình quân đầu người: 14,855 triệu đồng/người/năm. .
+ Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện: 63.820 ha; Đất nông nghiệp: 3.296 ha = 51%; Đất Lâm nghiệp: 5.388 ha = 84,4%; Đất nuôi trồng thủy sản: 16,0 ha = 0,03%; Đất ở: 230 ha = 0,4%; Đất chuyên dùng: 1.360 ha = 2,1%; Đất tôn giáo tín ngưỡng: 4,0 ha = 0,01%; Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 161 ha = 0,3%; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.660 ha = 2,6%; Đất bằng
55
chưa sử dụng: 677 ha = 1,0%; Đất đồi núi chưa sử dụng: 2.559 ha = 4,0%; Núi đá không có rừng cây: 0,02 ha = 0,03%
Huyện Vũ Quang là huyện miền núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh địa hình phức tạp giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, dịch vụ nhỏ lẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng rất yếu kém có nhiều sông suối. Chính từ những khó khăn này dẫn đến sự cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng với một khối lượng vốn đầu tư lớn. Vấn đề đầu tư thực sự là yếu tố hàng đầu khắc phục những khó khăn phát triển kinh tế để ngày càng rút ngắn khoảng cách so với các huyện trong toàn tỉnh.
- Tình hình kinh tế xã hội: Là huyện nằm xa các trung tâm kinh tế, văn
hoá của tỉnh; có đường biên giới dài trên 43 km giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Vũ Quang là căn cứ địa kháng chiến của cụ Phan Đình Phùng; có an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi sản xuất súng đạn và in tiền tài chính của Chính phủ. Trên địa bàn huyện còn có Vườn Quốc gia Vũ Quang với thảm thực vật đa dạng, nhiều loài động vật quý hiếm. Việc phát triển kinh tế xã hội của huyện được gắn với quốc phòng an ninh, an toàn biên giới, hợp tác hữu nghị với nước bạn Lào.
Về sản xuất nông nghiệp: Vũ Quang là một huyện trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tốt, tăng tỷ trọng phát triển về công nghiệp. Tuy nhiên nếu xem xét cơ cấu các ngành thể hiện ở tỷ trọng GDP thì Vũ Quang còn thể hiện là huyện độc canh sản xuất nông nghiệp.
Phát triển lâm nghiệp: Hướng khai thác tài nguyên rừng hiện nay chủ yếu là làm chất đốt cho dân cư và một phần gỗ cho dân dụng. Ngoài các khu rừng mới trồng của lâm trường, các khu vực khoanh nuôi của huyện, các khu rừng khác do nhân dân địa phương tự khai thác củi, chưa được quản lý chặt chẽ.
56
Chương trình trọng yếu đang tập trung thực hiện giao đất, giao rừng và đất đồi cho các hộ dân để góp phần bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp của huyện. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm qua công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến và phát triển đáng kể. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện quy mô nhỏ bé, trang thiết bị công nghệ lạc hậu và thô sơ, trình độ tổ chức quản lý yếu, từ đó giá thành phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp, không đủ sức vươn ra thị trường.
Văn hoá lịch sử: Vũ Quang còn có các di tích và danh thắng như: Căn cứ địa Vũ Quang; Nhà thờ Phan Đình Phùng; Vườn Quốc gia Vũ Quang là điều kiện để phát triển về du lịch sinh thái.