Những thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

- Thuận lợi: Vũ Quang là huyện mới được thành lập nên được sự quan

tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như đầu tư xây dựng cơ bản được thiết kế đồng bộ, tổng thể. Bên cạnh những khó khăn trước mắt Vũ Quang còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng về kinh tế, du lịch chưa được khai phác và phát huy lợi thế vốn có như: Khu di tích lịch sử Thành Cụ Phan Đình Phùng là một trong những cái nôi về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Vũ Quang có nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ được bảo vệ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về trử lượng sắt, vàng chưa được khai thác; đá vôi xanh có thể đưa vào sản xuất xi măng; cát sỏi có ở các sông suối của Vũ Quang với trữ lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho ngành xây dựng...

Xuất phát từ những lợi thế vốn có của huyện đó tạo đà cho việc đầu tư phát triển cũng như điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tư xây

57

dựng và khai thác có hiệu quả tiềm năng này. Ngoài ra huyện Vũ Quang có đường mòn Hồ Chí Minh thông suốt từ Bắc vào Nam đi qua trên địa bàn, về phía tây giáp biên giới Việt Lào có 42 km đường biên giới sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát triển về thương mại, dịch vụ giao lưu buôn bán, sản xuất hàng hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có điều kiện tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh. Với vị trí và điều kiện cơ bản thuận lợi Vũ Quang sẽ phát huy thế mạnh của mình để khai thác và phát triển kinh tế xã hội. Những điều kiện đó, nếu được đầu tư, khai thác hiệu quả sẽ tạo ra cơ hội để Vũ Quang phát triển và nhanh chóng nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu, phát triển một cách bền vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã thu được những kết quả to lớn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ngày càng được nâng lên. Tốc độ phát triển công nghiệp, xây dựng gia tăng với tốc độ nhanh góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển chung của tỉnh đó là: Tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp dịch vụ phát triển, đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung; Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng khoảng 85% mức trung bình của cả nước.

- Khó khăn: Các yếu tố khí hậu Vũ Quang thuộc đới khí hậu Bắc Trung

Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm khu vực này có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Mùa khô trong vùng có khí hậu khô nóng. Mùa mưa

58

chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây nên mưa phùn, gió bấc kéo dài, khí hậu lạnh giá. Là vùng đất giáp Lào nên điều kiện tự nhiên phức tạp, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi hoang vu và hiểm trở, địa hình dốc từ Tây sang Đông, chịu ảnh hưởng của làn khí hậu chuyển đổi giữa hai khu vực Lào và Việt Nam nên điều kiện thuỷ văn lưu vực trên bình diện toàn huyện rất phức tạp. Hàng năm vào giữa tháng 8 đến tháng 10 trong năm nhân dân huyện Vũ Quang thường xuyên chịu những trận lũ lụt lịch sử, đặc biệt những năm gần đây nhân dân trong vùng phải hứng chịu hạn hán, mất mùa, úng ngập, bão lụt và thiệt hại tính mạng con người do thiên tai gây ra.

Sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc làm cho độ ẩm không khí mùa hè xuống rất thấp (có lúc xuống tới 40%) và mùa đông tăng cao (khoảng 85%). Nhiệt độ trung bình của cả năm khoảng 23,70C, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa là rất lớn. Về mùa hè nhiệt độ tăng lên rất cao, nhiệt độ trung bình các tháng là 28,50C, cao nhất là tháng 7 với nền nhiệt độ trung bình trong tháng cao hơn 300C, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên đến 420C. Về mùa đông nhiệt độ lại xuống rất thấp, khí hậu lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 80C. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, đặc biệt có nơi lên đến 3.000 mm/năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 100 - 300 ngày. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 54% lượng mưa của cả năm.

Ngành nghề chính của nhân dân huyện Vũ Quang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng và các ngành nghề phụ khác, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông đi lại bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Đặc biệt trên địa bàn huyện có con sông Ngàn Sâu chảy dọc theo chiều dài huyện nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông trên địa bàn cũng như thiên tai lũ lụt hàng năm.

59

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa một cách bền vững Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tăng cường đầu tư cho những vùng miền núi, vùng khó khăn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách với miền xuôi và củng cố vững chắc quốc phòng an ninh biên giới.

Bảng 2.1: Cơ cấu phát triển kinh tế và thu nhập bình quân của huyện Vũ Quang giai đoạn 2008-2012.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Cơ cấu tổng sản

phẩm (giá thực tế) % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm, thủy sản % 50,71 43,35 43,02 41,95 37,81 Công nghiệp, xây

dựng % 11,12 20,09 21,32 21,48 29,57 Các ngành dịch vụ % 38,17 35,75 35,66 36,57 32,62 Tổng thu ngân sách (giá thực tế) Triệu đồng 87.304 126.158 195.175 231.826 297.676 Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 1000đ/ người 6.960 7.100 9.120 11.826 14.855

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Quang

Cơ cấu kinh tế đã có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu CNH, HĐH của đất nước và mục tiêu của tỉnh sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 11,12% (năm 2008) lên 29,57% (năm 2012); nông nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 50,71% (năm 2008) xuống còn 37,81%

60

(năm 2012). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6.960.000 đồng/người (năm 2008) lên 14.855.000 đồng/người (năm 2012).

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)