Năm 2009, Hội đồng châu Âu đã công bố bản báo cáo về “Mối quan hệ giữa quyền tác giả và quyền con ngƣời”, trong đó khẳng định: “Việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan là yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh các sáng tạo văn học, âm nhạc và nghệ thuật, làm phong phú thêm di sản văn hóa quốc gia cũng như phổ biến các sản phẩm của văn hóa và thông tin đến với công chúng” [32].
Trƣớc đó, bản Hiến chƣơng về các quyền cơ bản của cộng đồng châu Âu ra đời vào năm 2007 cũng khẳng định “mọi người có quyền được bảo hộ về tài sản trí tuệ” [27, Điều 17 (2)].
Từ đầu thế kỷ 21, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền tải thông tin, năm 2001, Nghị viện chung của cộng đồng châu Âu đã thông qua một Chỉ thị về bản quyền số 2001/29/EC (Directive 2001/29/EC) với mục tiêu làm hài hòa một số khía cạnh của quyền tác giả và quyền liên quan trong bối cảnh xã hội thông tin ngày càng mở rộng. Chỉ thị này đã cụ thể hóa một số quy định tại các hiệp ƣớc của WIPO bao gồm các vấn đề về quyền tác giả có liên quan đến quyền về sao chép, quyền phổ biến, phân phối ra công cộng cũng nhƣ các quy định cấm, gỡ bỏ các biện pháp công nghệ. Một mục tiêu khác của Chỉ thị này là góp phần giảm bớt những khoảng cách pháp lý giữa các quốc gia thành viên của khối này bởi lẽ “các nội dung của Chỉ thị cần phải được các quốc gia thành viên tiến hành nội luật hóa một cách phù hợp theo điều kiện của từng nước” [35].
Ở Pháp, những thách thức của công nghệ mới đặt ra cho các nhà lập pháp yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Luật số 2006-961 ngày 1/8/2006 (còn gọi là Luật DADVSI) là luật chuyển hoá Chỉ thị
số 2001/29/EC ngày 22/5/2001 của Liên minh châu Âu vào trong hệ thống pháp luật của Pháp. Đạo luật này đƣợc ban hành trong bối cảnh các nhà sản xuất đĩa phản ứng mạnh mẽ trƣớc tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên mạng và sự thiếu vắng các phƣơng tiện để đấu tranh chống lại hiện tƣợng này. Để đáp ứng yêu cầu của các nhà khai thác thị trƣờng đĩa, Luật DADVSI đã đƣa vào Bộ luật sở hữu trí tuệ một chƣơng mới quy định các biện pháp kĩ thuật về bảo vệ thông tin cũng nhƣ các quy định về việc phòng ngừa hành vi tải dữ liệu trái pháp luật. Theo đó, các chủ thể có thể áp dụng các biện pháp dân sự nhƣ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay trách nhiệm thông báo về nguy cơ của việc tải dữ liệu của ngƣời truy cập internet hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt lên đến 3 năm tù và 300.000 Euro tiền phạt.