Kinh nghiệm hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam Phân tích dưới góc độ quyền con người (Trang 97)

Từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet nghiêm trọng, các nhà làm luật đã thực hiện sửa đổi luật rất nhiều lần. Và lần sửa đổi gần đây nhất đƣợc quốc hội liên bang Úc thông qua vào năm 2006. Luật đƣợc sửa đổi theo yêu cầu của Hiệp định thƣơng mại tự do Hoa Kỳ - Úc và đƣợc sửa đổi những điều khoản chủ yếu về luật chống vô hiệu hóa các tác phẩm bản quyền trên mạng Internet. Luật sửa đổi tƣơng tự nhƣ DMCA của Hoa Kỳ mặc dù các điều khoản không giống hệt nhau. Đây là một động thái tích cực góp phần khuyến khích các tác giả thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bằng biện pháp công nghệ. Ngoài ra, luật sửa đổi cũng thêm những điều khoản đối với tội xâm phạm bản

quyền qua Internet nhƣ trách nhiệm nặng nề hơn đối với xâm phạm bản quyền và hệ thống cảnh báo xâm phạm bản quyền qua Internet. Mức phạt đối với mỗi xâm phạm bản quyền qua Internet khác nhau tùy theo mức độ xâm phạm, thiệt hại và có thể lên tới 60.500 đô-la đối với các cá nhân xâm phạm và 302.500 đô- la đối với các tổ chức hoặc hình phạt tù 5 năm hoặc cả hai hình phạt một lúc. Ngoài ra, cảnh sát là cơ quan chức năng có thể xử phạt tại chỗ 1.320 đô-la đối với một xâm phạm bản quyền qua Internet đƣợc phát hiện. Ví dụ về một trƣờng hợp xử lý xâm phạm bản quyền của một quán cà phê Internet tại Sydney với mức phạt 82.000 đô-la và tịch thu các thiết bị máy tính của quán. Quán cà phê này bị tòa án Úc buộc tội ăn cắp bản quyền các tác phẩm âm nhạc và chƣơng trình truyền hình thậm chí là tải xuống để bán với 60 GB ổ cứng tại máy để khách hàng có thể chuyển tải và mang đi nội dung các tác phẩm bị xâm phạm. Vụ việc này bị liên đoàn phòng chống xâm phạm bản quyền tại Úc (AFACT), Cục điều tra xâm phạm bản quyền âm nhạc tại Úc (MIPI) phối hợp cùng với cảnh sát liên bang Úc (AFP) phát hiện từ ngày 18 tháng 12 năm 2007 tại một quán Internet cà phê tại số 391, phố Pitt, Sydney. AFACT và MIPI đã điều tra và xác nhận rằng quán cà phê này đã thu phí theo giờ đối với những khách hàng xem những bộ phim và nhạc đã đƣợc tải xuống bất hợp pháp và lƣu trữ tại máy tính của quán và đặc biệt là bán các thiết bị lƣu trữ có dung lƣợng lên tới 60 Gb, tƣơng đƣơng với hơn 40 bộ phim và hàng trăm các file nhạc trong đó có cả những bộ phim và bản nhạc chƣa đƣợc công bố.

3.4.2. Bài học cho Việt Nam

Cũng giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam tham gia nhiều công ƣớc quốc tế cũng nhƣ các hiệp ƣớc song phƣơng trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam có quy định việc ƣu tiên áp dụng các quy định theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên song trên thực tế hầu nhƣ không có sự dẫn chiếu nào thay thế cho các chế định luật

pháp quốc gia. Điều này là một khó khăn trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm mà chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân ở nƣớc ngoài. Do đó, cần xem xét và áp dụng hợp lý các điều ƣớc đa phƣơng và song phƣơng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chứ không chỉ đơn thuần sử dụng các quy định của pháp luật quốc gia.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam Phân tích dưới góc độ quyền con người (Trang 97)