Biện pháp giáo dục về nhận thức

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam Phân tích dưới góc độ quyền con người (Trang 89)

+ Đối tƣợng học sinh, sinh viên

Theo nghiên cứu của Microsoft, giới trẻ là đối tƣợng xâm phạm bản quyền chiếm đa số tại Hoa Kỳ và đặc biệt là giới trẻ từ lớp 7 đến lớp 10 có xu hƣớng tải xuống bất hợp pháp mặc dù chúng biết các quy tắc pháp luật đối với việc tải và chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Microsoft cho rằng sự thiếu hiểu biết về luật và những hƣớng dẫn đối với việc tải xuống từ Internet làm cho giới trẻ nghĩ rằng hình phạt là không cần thiết và hành động tải xuống trái phép không đến nỗi ghê gớm bằng hành động trộm cắp. Ngoài ra, đối với giới trẻ, do không có những khoản chi phí riêng hạn hẹp nên việc tải xuống bất hợp pháp có thể tiết kiệm cho họ một số tiền đáng kể. Chƣơng trình giáo dục của Microsoft tập trung vào việc chuẩn bị cho những học sinh, sinh viên bƣớc vào kỷ nguyên kỹ thuật số, giúp chúng hiểu đƣợc một cách đầy đủ việc xâm phạm bản quyền qua Internet ảnh hƣởng đến cuộc sống của chúng nhƣ thế nào. Để bổ sung cho chƣơng trình giảng dạy và đề cao việc giáo dục này, Microsoft cũng tạo ra một

trang điện tử có tính tƣơng tác (http:// www.mybytes.com) để giúp cho giới trẻ có thể tìm hiểu và trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ. Một sự kiện khác đƣợc Microsoft thực hiện nhằm giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet trong năm 2008 là phát động “Ngày chống xâm phạm bản quyền toàn cầu”. Chiến dịch này nhằm thu hút sự chú ý của dƣ luận tới các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền của công ty này. Trong khuôn khổ sự kiện, Microsoft thắt chặt các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền tại 49 quốc gia trên thế giới và bắt đầu bằng một vụ kiện bản quyền tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, các trƣờng đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ cũng thực hiện các phƣơng thức giáo dục hƣớng đến đối tƣợng học sinh, sinh viên. Một cuộc điều tra trên mạng Internet mang tên “The Campus Costs of P2P Compliance” thực hiện bởi Keneth C.Green vào tháng 10 năm 2008 đã đƣa ra báo cáo dựa trên điều tra chi phí ngăn chặn chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp tại 321 trƣờng Đại học và Cao đẳng tại Hoa Kỳ bao gồm cả chi phí tiền bạc và thời gian. Theo báo cáo này, “việc giáo dục chống xâm phạm bản quyền qua Internet có thể tiêu tốn đến 500.000 đô-la hàng năm ở một số trường” [47, tr.9]. Chi phí này bao gồm cả chi phí cài đặt và quản lý các chƣơng trình ngăn chặn dữ liệu P2P và chi phí thời gian cần thiết để thực hiện quản lý thông tin cá nhân ngƣời sử dụng.

+ Đối tƣợng các bậc phụ huynh

Các bậc phụ huynh là những ngƣời có ảnh hƣởng rất lớn đến hành vi của con cái họ. Vì thế, ngoài những đối tƣợng thông thƣờng nhƣ học sinh, sinh viên, Công ty RIAA của Hoa Kỳ hƣớng hoạt động giáo dục chủ yếu đến các bậc phụ huynh. “Một chương trình mang tên “Parental Advisory Label” viết tắt PAL đã được thực hiện bởi các công ty, hãng thu âm tại Hoa Kỳ mà quản lý chương trình chính là RIAA” [52]

Tóm lại, Hoa Kỳ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet với hàng loạt các biện pháp đƣợc thực hiện với nỗ lực

chung chống xâm phạm bản quyền. Và thực tế đã đạt đƣợc hiệu quả trong công tác bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet tại Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet trên thế giới và Việt Nam Phân tích dưới góc độ quyền con người (Trang 89)