Thị trường hàng hoá sức lao động là toàn bộ các quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động. Trên thị trường lao động mức cung, cầu về lao động ảnh hưởng đến tiền công lao động và sự thay đổi mức tiền công cũng ảnh hưởng tới cung, cầu về lao động. Đối tượng tham gia thị trường lao động bao gồm: những người cần thuê và đang sử dụng sức lao động của người khác, những người có nhu cầu đi làm thuê hoặc đang làm việc cho người khác bằng sức lao động của mình để nhận được một khoản tiền công [17].
Cung về lao động là khối lượng lao động sẵn sàng được sử dụng, đó là toàn bộ khối lượng và thời gian mà người lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc với những mức tiền công khác nhau trong một thời gian nhất định. Cung về lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Số người tham gia lực lượng lao động xã hội. + Mức tiền công thực tế nhận được.
+ Mối quan hệ lợi ích giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. + Mức sống của dân cư.
+ Trình độ phát triển, phong tục tập quán.
Cầu về lao động là số lượng sức lao động mà các chủ doanh nghiệp có khả năng thuê với các mức tiền công khác nhau trong một thời gian nhất định. Cầu về lao động bị chi phối bởi các yếu tố:
+ Cầu về hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. + Tiền công lao động.
+ Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ (trình độ nghề nghiệp của người lao động). + Mức độ của ưu tiên đầu tư theo các ngành, vùng.
Quan hệ cung - cầu về lao động chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là các yếu tố sau:
- Khả năng phát triển thị trường để thu hút lao động (mở rộng cầu về lao động), yếu tố này phụ thuộc vào mô hình và cơ cấu kinh tế phát triển các ngành, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động; phát triển các vùng mà trước hết là phát triển các vùng nông thôn có tiềm năng tạo việc làm thu hút được nhiều lao động, phát triển các thành phần kinh tế và sự đan sen giữa các
thành phần kinh tế, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và mối liên kết giữa chúng, mở rộng không gian kinh tế trong nước và ngoài nước.
- Sự phù hợp giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế (việc làm) về không gian và thời gian, vấn đề lao động đáp ứng được thị trường lao động.
- Sự phát triển của nguồn nhân lực, sự cung ứng sức lao động vào thị trường lao động hàng năm, sự tồn đọng của lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) trong một thời điểm nhất định, mức độ căng thẳng hay sức ép về việc làm.
- Khả năng tổ chức thị trường lao động đặc biệt là sự phát triển các tổ chức xúc tiến việc làm, dịch vụ việc làm.
Theo thống kê kết quả điều tra:
Bảng 2.12 Bảng thống kê kết quả điều tra về thị trƣờng hàng hoá sức lao động của tỉnh Bắc Giang
STT Nội dung trả lời
Số câu trả lời Mẫu điều tra Tỷ lệ (%) NQL, NSD LĐ TTGT VL NLĐ Tổng 1 10.1Cung lao động đã đáp ứng nhu cầu 4 2 2 8 30 26,67
2 10.3 Cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu
6 4 3 13 30 43,33
3 11.1 Cầu lao động rất lớn 3 2 7 12 30 40
4 11.4 Cầu lao động nhỏ 4 2 3 9 30 30
Đánh giá từ bảng hỏi điều tra thì 26,67% người tham gia trả lời cho rằng nguồn cung lao động trong tỉnh Bắc Giang đáp ứng được nhu cầu, 43,33% cho rằng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và 40% người tham gia điều tra cho
rằng cầu lao động ở tỉnh Bắc Giang rất lớn, còn 30% cho rằng cầu vẫn chưa đáp ứng được.
Qua số liệu thống kê đánh giá từ bảng hỏi cho thấy rằng thị trường lao động tỉnh Bắc Giang vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết vì một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trên phạm vi toàn tỉnh cung về lao động luôn luôn lớn hơn cầu về lao động và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tới dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm. Sở dĩ rơi vào tình trạng này là do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch những quá trình chuyển dịch diễn ra chậm chạp và khó khăn.
Thứ hai, cung lao động lớn hơn cầu lao động còn được xem xét về mặt tăng cung lao động hàng năm với tỷ lệ còn cao, tỷ lệ tăng bình quân năm của nguồn nhân lực nhiều năm qua đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số. Do đó, cả về quy mô và tỷ lệ tăng của nguồn nhân lực đang tạo ra sức ép mạnh đối với nền kinh tế, đặc biệt là công tác tạo việc làm cho người lao động.
Thứ ba, lao động nông thôn chiếm hơn 80% lao động, nếu chỉ làm thuần nông lao động thiếu hoặc không có việc làm lên đến 30% . Số lao động này sẽ tự do di chuyển hoặc ra khu công nghiệp tập trung để tìm kiếm việc làm và sẽ làm cho cung về lao động trên thị trường lao động ở thành thị càng lớn. Mặt khác, số lao động này hầu hết chỉ là lao động phổ thông lại chưa qua đào tạo nghề nên gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Thị trường lao động luôn thiếu đội ngũ lao động có trình độ cao, công nhân lành nghề để làm việc trong một số ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, quan hệ về cung - cầu lao động trên thị trường lao động còn căng thẳng về mặt cơ cấu. Điều này thể hiện ở chỗ một số ngành, một số lĩnh vực tiềm năng còn lớn, có khả năng tạo nhiều cơ hội việc làm, thu hút nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra được những điều kiện về vốn, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý…để biến những khả năng thành hiện thực như các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ.
Bên cạnh những biểu hiện nêu trên, hiện nay trên thị trường lao động tồn tại xu hướng thừa lao động ở một số lĩnh vực đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. Song lại xuất hiện thêm một số lĩnh vực và hình thức kinh doanh mới đang có nhiều khả năng thu hút nhiều lao động như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ. Đó là những tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên tỉnh Bắc Giang cần có các chính sách thoả đáng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện để họ mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.