2.3.3.1 Giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp
Lao động hoạt động trong ngành công nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần trong khi đó, số lượng lao động hoạt động công nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng (điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ), lao động trong ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ cao. Sự tăng trưởng nhanh của lao động công nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh xu hướng phát triển công nghiệp trong hiện tại và trong tương lai của Bắc Giang tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và tạo ra nhiều giá trị gia tăng.
Bảng 2.6: Lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Đơn vị tính: Người
2007 2008 ƣớc 2009 Tổng số lao động công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang
182.767 198.814 203.849
Lao động công nghiệp nhà nước 95.968 100.560 105.660
Tổng số
+ Công nghiệp khai thác 1.202 1.733 1.956
+ Công nghiệp chế biến 87.728 90.738 94.276
+ Sản xuất và phân phối điện nước 7.038 8.089 9.428
Lao động công nghiệp ngoài nhà nước 79.419 89.754 91.469
Tổng số
+ Công nghiệp khai thác 524 657 754
+ Công nghiệp chế biến 78.895 89.697 90.715
Lao động công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
7.380 8.500 9.720
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2008.
Năm 2009 tổng số lao động đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang là 815.160 người. Nhưng thực tế số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế để tạo ra giá trị tổng sản phẩm của tỉnh trong năm 2009 là 801.650 người. Ngành công nghiệp sử dụng một lượng lao động với số lượng là 203.849 người với tỷ trọng chiếm 25,43% trong tổng số lao động đang làm việc [13].
Trên góc độ chất lượng của lao động giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp về tay nghề, trình độ, đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật trong ngành công nghiệp, trừ một số được đào tạo trong các trường chính quy còn lại là đào tạo tại chỗ, ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề hoặc được truyền nghề từ thế hệ trước. Có thể nói rằng trong đội ngũ lao động này, những người
được đào tạo trong các trường chính quy tuy được trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống, song tay nghề còn non yếu, chưa đủ khả năng tiếp cận nhanh nhạy với công nghệ, thiết bị hiện đại. Vì vậy, trong tương lai cần được tiếp tục đào tạo cấp tốc tại các cơ sở sản xuất có thiết bị công nghệ mới hoặc xúc tiến mạnh hoạt động của các cơ sở dạy nghề thì đội ngũ này mới có thể thích ứng với nền sản xuất hiện đại.
Đối với đa số còn lại là các thợ công nghệ, chỉ có khả năng làm một vài thao tác trong dây chuyền sản xuất, thiếu kiến thức lý luận cơ bản, thiếu khả năng chuyên sâu và tay nghề thành thạo khi công nghệ sản xuất thay đổi. Do đó cần phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho những đối tượng này.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bắc Giang hiện nay còn rất thiếu những công nhân bậc cao, có kinh nghiệm sản xuất, có “bàn tay vàng” để có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp, thiếu cả lực lượng thợ lành nghề (một đội ngũ khá phổ biến trong các nước có nền công nghiệp phát triển) được đào tạo hoàn chỉnh, được hưởng chế độ đãi ngộ hợp lý, tương xứng với nhiệm vụ chuyển tải mọi ý tưởng trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thiết kế trên giấy tờ, bản vẽ và phần mềm thành các bản mẫu, sản xuất công cụ và các thiết bị phụ kiện thay thế trước khi sản xuất, chính họ sẽ giúp công nhân trực tiếp sản xuất sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội. Lâu nay, trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho sản xuất trực tiếp, đối tượng này vẫn chưa được quan tâm tới. Vì vậy, trong thời gian tới cùng với việc đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật, tỉnh Bắc Giang cần nghiên cứu để xây dựng kế hoạch đào tạo các thợ cả lành nghề nhằm phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp, tăng cường khả năng giải quyết việc làm trong lĩnh vực này.
2.3.3.2 Giải quyết việc làm trong ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch hình thành và phát triển rất nhanh, hàng năm tạo ra hàng chục chỗ làm việc mới. Các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Du lịch ngoài nhà nước với sự linh hoạt và tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh đang tỏ ra phù hợp và ngày càng chiếm ưu thế.
Xét trên góc độ ngành, nghề thì thương nghiệp là ngành có số lượng doanh nghiệp cao nhất, với tốc độ tăng trưởng nhanh, tổng mức giá bán lẻ của loại hình kinh doanh thương nghiệp cao, chiếm hơn 70% tổng mức giá bán lẻ của ngành thương mại-dịch vụ-du lịch. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động tư vấn liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có số lượng nhiều.
Bảng 2.7: Lao động làm việc trong ngành thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tỉnh Bắc Giang Đơn vị tính: Người 2007 2008 2009 35.138 49.303 59.675 I. Thương nghiệp 30.826 44.533 54.335 II. Khách sạn, nhà hàng 3.567 3.850 3.985
III. Hoạt động của các tổ chức du lịch 554 605 835 IV. Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và tư vấn
191 315 520
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang2006-2020.
Năm 2007 ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch sử dụng một lực lượng lao động là 35.138 người, năm 2008 là 49.303 người, năm 2009 là 59.675
người. Trên góc độ ngành nghề thì thương nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất; tiếp theo đó là ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, thứ 3 là ngành khách sạn, nhà hàng và cuối cùng là ngành kinh doanh du lịch.
2.3.3.3 Giải quyết việc làm trong các ngành Nông - Lâm nghiệp
Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 77.089 ha đến năm 2009 giảm còn 75.707 ha diện tích đất nông nghiệp, trong khi đó dân số nông thôn năm 2007 là 1.461.173 người, đến năm 2009 là 1.426.225 người. Trong khoảng thời gian đó, sản lượng lương thực có hạt giảm từ 590.439 tấn xuống 569.359 tấn, diện tích gieo trồng hàng năm giảm từ 128.000 ha xuống 125.495 ha. Những dấu hiệu đó cho thấy khó khăn trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
Từ thực tế đó, những năm qua tỉnh Bắc Giang đã quan tâm trang bị kiến thức cho nông dân bằng các phương thức như đào tạo học sinh, tổ chức bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ tại chỗ cho người nông dân, những chất lượng còn chưa cao và chưa thường xuyên, việc dạy nghề để khuyến khích các làng nghề truyền thống còn hạn chế.
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc điểm của các lao động này là thường xuyên thiếu việc làm (chứ không thất nghiệp) do đặc điểm thời vụ trong nông nghiệp.
Trong lĩnh vực nông - lâm - nghiệp - thuỷ sản, số lượng lao động làm việc trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng làm việc trong khu vực ngoài nhà nước (tỷ trọng giá trị của khu vực nhà nước là 0,83% trong khi đó tỷ trọng giá trị của khu vực ngoài nhà nước là 99,17% - năm 2009), với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính sản xuất hàng hoá nhỏ của khu vực ngoài nhà nước trong lĩnh vực này, chúng ta có thể hình
dung chất lượng lao động, thu nhập và có khả năng giải quyết việc làm ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản không thể cao.
Bảng 2.8: Lao động trong các doanh nghiệp nhà nƣớc về Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
Đơn vị tính: người 2000 2007 2008 2009 Tổng số 452.124 696.223 677.005 754.213 1. Nông nghiệp 408.897 647.150 626.654 693.423 - Trồng trọt 353.462 575.223 543.798 603.012 - Chăn nuôi 16.375 18.946 20.132 22.428 - Dịch vụ 39.060 52.981 62.724 67.983 2. Lâm nghiệp 8.562 6.530 6.437 7.540 3. Thuỷ sản 34.665 42.543 43.914 53.250
Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2008.
2.3.4 Thực trạng hoạt động các trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, là tiềm năng thu hút kêu gọi đầu tư trên dịa bàn. Tính đến nay toàn tỉnh có 71 cơ sở dạy nghề, trong đó: 29 trung tâm dạy nghề; 1 trường cao đẳng dạy nghề; 5 trường trung cấp nghề; 5 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề; 9 trung tâm Giáo dục thường xuyên-dạy nghề và 22 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Mỗi năm đào tạo hàng vạn lao động, năm 2009 toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 24 nghìn người (trong đó có 2.700 lao động xuất khẩu), đã tư vấn cho 5.359 lượt người, giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động cho 2.549 người; dạy nghề cho 3.614 người, thông tin về thị trường lao động cho gần 4.557 lượt người [9].
Mặc dù Bắc Giang tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp cao (năm 2009 là 4,65%) nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu hụt lao động trong thị trường lao động chất
lượng cao (như chuyên viên điện tử tin học, cơ khí, kỹ sư trưởng các dây chuyền sản xuất công nghiệp, thợ có tay nghề giỏi…). Đây là hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng lao động đáng chú ý trong quá trình giải quyết việc làm. Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Bắc Giang, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn rất lớn. Nguồn lao động mà các doanh nghiệp trong tỉnh cần tuyển lên tới vài vạn người lao động trong một năm. Ví dụ, Công ty TNHH điện tử Sanyo (Tập đoàn Sanyo) cần tuyển dụng lao động với số lượng hơn 9.000 người là kỹ sư và thợ giỏi, Công ty TNHH Fulhong (Tập đoàn Hồng Hải) có nhu cầu tuyển 3.500 lao động nhưng đến nay Công ty TNHH điện tử Sanyo (Tập đoàn Sanyo) mới tuyển được 900 người, Công ty TNHH Fulhong (Tập đoàn Hồng Hải) tuyển được 500 người.
Thị trường lao động có hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó lại thừa lao động phổ thông dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động. Đây là một thực trạng làm trở ngại lĩnh vực giải quyết việc làm của tỉnh. Định hướng tới của tỉnh là cần tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, đầu tư cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp lỗ hổng chất lượng hiện tại.
2.3.5 Thực trạng xuất khẩu lao động (XKLĐ) tỉnh Bắc Giang
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến đổi: lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chuyên môn nhất định (tuỳ theo yêu cầu của từng loại công việc), nhu cầu lao động thủ công có xu hướng ngày càng giảm. Có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu lao động và ở nhiều nước họ cũng coi xuất khẩu lao động là chiến lược quan trọng và họ có công nghệ, có quy trình xuất khẩu lao động một cách nghiêm túc. Do vậy,
trong xuất khẩu lao động hiện nay tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn xuất khẩu lao động được cần phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phải là người chiến thắng trong cạnh tranh.
Mỗi năm các cơ sở đào tạo của tỉnh đào tạo hàng vạn lao động xuất khẩu, năm 2008 có 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2009 có 2.700 lao động xuất khẩu, 6 tháng đầu năm 2010 toàn tỉnh có hơn 2.000 lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Phần đông lao động làm việc tại các nước như: Malaysia, Đài Loan, Đảo Shíp, khu vực Trung Đông; ngành nghề chủ yếu là giúp việc gia đình, điện tử, xây dựng, may mặc…Trung bình mức lương mỗi lao động từ 3-8 triệu đồng/tháng. Các địa phương có số lao động xuất khẩu nhiều là: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang [19].
Đặc biệt hiện nay do phải chuyển một số diện tích đất canh tác sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Máy móc được sử dụng thay thế lao động thủ công ngày càng nhiều, trong khi đó việc thu hút lao động thủ công vào các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ở tỉnh Bắc Giang còn rất hạn chế nên sức ép về thiếu việc làm trong nông nghiệp ở nông thôn ngày càng lớn, vì vậy nhu cầu XKLĐ ngày càng nhiều. Hàng năm có trên 2 vạn lao động cần giải quyết việc làm trong đó số học sinh tốt ngiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khoảng 3.000 người, công nhân kĩ thuật khoảng 8.000 người. Đây chính là nguồn lực có nhu cầu tham gia XKLĐ trong những năm tới nếu có chương trình kế hoạch tổ chức hợp lý [9].
2.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang
Nếu trừu tượng hoá các mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động sản xuất và chỉ xét việc làm như một tổng thể các điều kiện vật chất, các điều kiện pháp lý để trong đó quá trình lao động có thể diễn ra thì việc làm chịu sự chi phối của các nhân tố sau: trình độ chuyên môn lực
lượng lao động, mức độ gia tăng dân số, thị trường hàng hoá sức lao động và xuất khẩu lao động…ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, luận văn này chỉ giới hạn phân tích một vài nhân tố điển hình và tác động mạnh đến thực trạng giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Giang như dân số, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động, ảnh hưởng của thị trường hàng hóa sức lao động, và xuất khẩu lao động.
Để biết được mức độ ảnh hưởng các nhân tố nêu trên đến việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường, tác giả đã thực hiện khảo sát và khai thác các thông tin qua nguồn sau:
Một là, Thống kê và quan sát, ghi chép lại thông tin cần thiết qua các nhà
quản lý, sử dụng lao động, người lao động.
Hai là, Dùng bảng hỏi điều tra số liệu và các thông tin.
Bảng 2.9 Kết cấu bảng hỏi
STT Nội dung lƣợng Số Ghi chú
1 Mức độ ảnh hưởng trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đến giải quyết việc làm 4
Từ câu số 1 đến câu số 4 2 Mức độ gia tăng dân số đến giải quyết việc
làm 5
Từ câu số 5 đến câu số 9 3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thị trường
hàng hóa sức lao động đến giải quyết việc làm
3
Từ câu số 10 đến câu số 12 4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xuất
khẩu lao động đến giải quyết việc làm 5
Từ câu số 13 đến câu số 17
Tổng 17 Câu hỏi
Số lƣợng mẫu điều tra 30 Phiếu
Tổng hợp kết quả điều tra: Thống kê số lượng câu trả lời trong tổng số phiếu điều tra đối với từng câu hỏi (kết quả tại Phụ lục 02)
2.4.1 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động
Lực lượng lao động của Bắc Giang tuy lớn, nhưng lại thiếu lao động trong các ngành mũi nhọn như công nghệ phần mềm, tự động hoá…tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề vẫn chỉ ở mức 21,6%, hơn nữa lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành thị còn ở các khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên công tác xã hội hoá đào tạo nghề đã và đang được đẩy mạnh. Đến nay, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 71 cơ sở. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được mở rộng, năm