Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.324,92 km2, dân số 6.448.837 người, mật độ dân số 1.875 người/km2
[17]. Là một thủ đô nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Do dân số đông dẫn tới nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm rất lớn. Vì vậy, công tác giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp mà Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua là:
- Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội. Hà Nội đã đặc biệt chú trọng khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư như: miễn
giảm thuế, cho thuê đất lâu dài để chủ doanh nghiệp yên tâm sản xuất, đơn giản hoá thủ tục hành chính…để mọi người, mọi lực lượng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Tăng cường cho vay vốn tạo việc làm, củng cố và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi khuyến khích sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, giải quyết việc làm.
- Xây dựng chiến lược tổng thể về phân bổ lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó để xây dựng phương án tổng thể về phân bổ lao động và dân cư trên địa bàn thành phố.
Từ kinh nghiệm của Bắc Ninh và Hà Nội, có thể thấy rằng việc giải quyết việc làm cần có được các yếu tố sau:
- Hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động luôn cần được sự định hướng, hỗ trợ về thông tin và tài chính của Nhà nước.
- Chính quyền địa phương luôn phải gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm là công cụ phát triển kinh tế - xã hội và là biện pháp thực hiện chính sách xã hội; đưa ra chính sách, cơ chế phù hợp để mở rộng thị trường lao động và tăng quy mô xuất khẩu lao động.
- Việc gia tăng số lượng việc làm cho người lao động cần được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc đào tạo, dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2009