Nguyên tắc thực hiện đăng ký bất động sản theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức (Trang 60)

yếu cho mục tiêu quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực này, chưa chú trọng đến yếu tố công khai hóa thông tin về tình trạng pháp lý để phục vụ thị trường. Do vậy, để hướng đến một thị trường bất động sản có tính minh bạch cao, thì yếu tố tâm lý - pháp lý này cần nhanh chóng thay đổi trong tư duy lập pháp.

Hơn nữa, pháp luật Việt Nam chưa quy định giá trị pháp lý của thông tin về bất động sản được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu khẳng định "giá trị chứng cứ" của thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, thì tỷ lệ tìm hiểu và mức độ chính xác của thông tin về bất động sản sẽ tăng trên thực tế.

2.2.5. Về nguyên tắc thực hiện đăng ký

2.2.5.1. Nguyên tắc thực hiện đăng ký bất động sản theo pháp luật Việt Nam Việt Nam

Theo pháp luật đăng ký bất động sản Việt Nam, quyền sử dụng đất và các giao dịch về quyền sử dụng đất thuộc trường hợp đăng ký bắt buộc. Khoản 19 Điều 4 Luật đất đai 2003 quy định "Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất" [34]. Điều 692 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai" [36]. Khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định "Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất" [10]. Quy định như trên xuất phát từ việc Nhà nước Việt Nam không ghi nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Do đó, việc đăng ký bất động sản đối với đất đai ngoài mục tiêu công khai hóa thông tin, giúp minh bạch hóa thị trường bất động sản thì mục tiêu chính của nó là phục vụ hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai - tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Pháp luật Việt Nam quy định việc đăng ký bất động sản đối với đất đai có giá trị xác lập quyền và việc đăng ký đối với đất đai là bắt buộc.

Tuy nhiên, đối với các bất động sản khác là nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, Nhà nước Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu và việc đăng ký chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ sở hữu tài sản. Các giao dịch liên quan đến bất động sản là nhà ở có hiệu lực từ thời điểm công chứng, không phụ thuộc vào việc có đăng ký bất động sản hay không.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)