CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức (Trang 30)

Những năm qua, pháp luật Việt Nam đã có một số điều chỉnh nhất định đối với lĩnh vực đăng ký, quản lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh nội dung đăng ký bất động sản. Các quy định về đăng ký bất động sản được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005 và các đạo luật chuyên ngành như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật nêu trên. Tuy cùng điều chỉnh hoạt động đăng ký bất động sản nhưng các quy định trong các văn bản khác nhau điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đăng ký bất động sản tách biệt và giới hạn theo loại tài sản (đất, nhà, rừng cây…) hoặc loại giao dịch (ví dụ: giao dịch bảo đảm về bất động sản).

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, do đó nó được giao dịch trên thị trường không có gì khác biệt so với những loại tài sản khác. Cộng hòa Liên bang Đức có hệ thống đăng ký bất động sản hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Luật thủ tục về đăng ký bất động sản của Cộng hòa Liên bang Đức được thông qua ngày 24/3/1897 và được sửa đổi, bổ sung ngày 9/12/2004 (sau đây gọi tắt là Luật về thủ tục đăng ký bất động sản của Cộng hòa Liên bang Đức), đây là một đạo luật chuyên ngành quy định về đăng ký bất động sản trên cơ sở quy định của Bộ

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật về đăng ký bất động sản giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức (Trang 30)