Cơ hội và thách thức đối với Du Lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch Hà Nội (Trang 88)

3.2.2.1. Những cơ hội

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc có nhiều địa danh nổi tiếng và là nơi thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện lớn của cả nƣớc và quốc tế, phần lớn khách du lịch đến Việt Nam đều muốn ghé thăm, do vậy cơ hội để phát triển Du Lịch là rất lớn.

Trong những năm qua, chính quyền các cấp và ngành Du lịch từ trung ƣơng tới địa phƣơng quyết tâm thực hiện các nghị quyết của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đã xác định cho ngành Du lịch Thủ đô một hƣớng đi mới đƣa Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế Thành phố trong tƣơng lai. Với những mong muốn đó, cần phải xây dựng cho Ngành một nền móng vững chắc trên cơ sở có sự đầu tƣ đúng mức, tạo ra hệ thống các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch cả trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, nhờ ý thức đƣợc rằng hoạt động kinh doanh có mối quan hệ về mọi mặt đối với các ngành kinh tế khác một cách mật thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vì sự phồn thịch của Thủ đô, nên trong các kế hoạch đầu tƣ phát triển du lịch của chính quyền thành phố đã thƣờng xuyên đề cập tới việc không những phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch, mà còn quan tâm tới hoạt động đầu tƣ phát triển các cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật chung, đặc biệt là việc thu hút vốn FDI trong lĩnh vực Du Lịch.

Có thể thấy đƣợc một số những thuận lợi cơ bản trong hoạt động thu hút đầu tƣ phát triển du lịch Hà Nội trong những năm qua nhƣ sau:

Thứ nhất, xu hƣớng hội nhập quốc tế đã mở ra triển vọng to lớn cho ngành du

lịch phát triển về số lƣợng khách đến du lịch trong nƣớc và khách đi du lịch nƣớc ngoài. Ngoài ra, xu hƣớng mua sắm, tiêu dùng khi đi du lịch cũng đa dạng hơn về cơ cấu và tăng lên tỷ trọng so với sự chi tiêu nói chung.

Cùng với việc tăng nhanh nhu cầu đi du lịch, sẽ kéo theo sự tăng lên về chất lƣợng dịch vụ và trình độ cạnh tranh của ngành Du lịch. Chính yếu tố này tạo cơ

hội lớn cho những bƣớc đột phá trong việc xây dựng các kế hoạch đầu tƣ đƣợc mạnh mẽ và thiết thực hơn. Sự hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách của ta tiếp cận tốt hơn với thế giới về kinh nghiệm quản lý và công nghệ du lịch tiên tiến, hơn nữa, các quan điểm tiến bộ về mặt quy hoạch tổng thể về kiến trúc đô thị cũng nhƣ phát triển cân đối nền kinh tế cũng đƣợc quan tâm và đánh giá cao hơn. Nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có đƣợc một tƣ duy mới, có kiến thức tốt hơn trong việc thẩm định dự án và các đối tác đầu tƣ, ngoài ra, sự giao lƣu quốc tế cũng giúp các hoạt động tƣ vấn trong đầu tƣ và phát triển có điều kiện để phát huy vai trò tƣ vấn đầu tƣ hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực. Ngoài ra, cũng vì chính sách đầu tƣ đƣợc công khai và minh bạch, mà các đối tác không xứng tầm, không nghiêm túc (đầu cơ trục lợi, mua bán dự án, chụp giật…) sẽ bị loại ngay từ vòng ngoài và rõ ràng họ sẽ có rất ít cơ hội để có thể đạt đƣợc ý đồ đó.

Thứ hai, đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ trong những năm

tới đã đặc biệt chú trọng tới phát triển Du lịch, nhất là các địa phƣơng trọng điểm nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phƣơng trong cả nƣớc có thế mạnh về du lịch.

Về mặt an ninh và sự ổn định chính trị, Việt Nam hiện nay nói chung và Hà Nội nói riêng đang đƣợc đánh giá cao về sự an toàn cho du khách, nhất là trong những vấn đề mà các quốc gia khác đang phải đau đầu nhƣ khủng bố, mất ổn định chính trị… Ngoài ra, đƣợc sự ƣu ái về nhiều mặt so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, kết hợp với vị trí thuận lợi cả về chính trị, kinh tế, văn hóa…, Hà Nội sẽ có đầy đủ các điều kiện và khả năng để giữ vai trò đầu tàu cho ngành du lịch cả nƣớc cũng nhƣ nhận đƣợc sự cổ vũ mạnh mẽ.

Thứ ba, có sự ủng hộ và cổ vũ lớn của đa số các tầng lớp nhân dân cả nƣớc,

đặc biệt là nhân dân và những bộ phận dân cƣ đang sinh sống và làm việc ở địa bàn Hà Nội. Sự ủng hộ và cổ vũ này có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cho lãnh đạo chính quyền và ngành Du lịch thành phố, nhất là đối với những ngƣời trực tiếp tham gia công tác hoạch định chính sách đầu tƣ và xúc tiến đầu tƣ phát triển du lịch đƣợc vững tâm hơn, phát huy đƣợc tính sáng tạo và tinh thần hết mình vì sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của Thành phố.

Thứ tư, với chính sách đầu tƣ linh hoạt, cởi mở và bình đẳng, các đối tác trong

và ngoài nƣớc sẽ quan tâm tới họat động đầu tƣ của Hà Nội hơn, và từ đó khả năng tham gia hợp tác với Thành phố và ngành du lịch sẽ tăng lên.

Với thực tế trong việc tham gia các họat động đầu tƣ trƣớc đây, các đối tác, đặc biệt là các nhà đầu tƣ, các nhà thầu thƣờng xuyên gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc tƣởng nhƣ đơn giản, song sẽ không vƣợt qua đƣợc các trở ngại đó chỉ vì các thủ tục quá phiền phức. Ngày nay, mặc dù vẫn còn rất nhiều các công việc phải làm trƣớc mắt, việc cải cách các thủ tục hành chính đã giúp tháo gỡ đựơc nhiều vƣớng mắc cho các đối tác, từ đó, hoạt động đầu tƣ đƣợc trở nên thuận lợi hơn.

Thứ năm, nhờ những đột phá trong cuộc cách mạng về công nghệ thông tin,

việc triển khai các họat động xúc tiến nói chung có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Với sự thuận tiện đó, việc truyền tải các thông tin cần thiết về chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách đầu tƣ phát triển tới các đối tác và nhận thông tin cũng lớn và rộng rãi hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần sử dụng các phƣơng tiện truyền tin thông thƣờng. Bên cạnh đó, hệ thống các đài truyền hình sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp với chất lƣợng hình ảnh cao, giá rẻ, thời lƣợng phát sóng lớn… cũng tạo những thuận lợi hơn cho các họat động thu hút FDI trong lĩnh vực du lịch của Hà Nội.

Thứ sáu, các thể chế tài chính quốc tế và chính phủ các nƣớc đã có rất nhiều

ƣu ái bởi Việt Nam trong việc giải ngân các khoản vốn dành riêng cho các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Hiện nay, các khỏan tài trợ ƣu đãi nhƣ ODA hoặc viện trợ không hoàn lại đã giúp chúng ta giải quyết đƣợc rất nhiều những khó khăn về vốn và khoa học - công nghệ. Các ngân hàng trong nƣớc mặc dù với tổng lƣợng vốn còn khiêm tốn, kinh nghiệm hoạt động còn chƣa nhiều, song đã đóng vai trò khá quan trọng đối với việc giải ngân các khoản tiền cho các dự án có triển vọng, tạo điều kiện cho họat động đầu tƣ có cơ sở để hoàn thành vai trò của mình trong việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tƣ

3.2.2.2. Những khó khăn và thách thức

Bên cạnh những thuận lợi nhƣ đã trình bày ở phần trên, việc triển khai các hoạt động đầu tƣ còn gặp phải những khó khăn.

Những khó khăn này chủ yếu xuất phát từ những yếu tố chủ quan của các nhà hoạch định chiến lƣợc, do thiếu tính thực tế hoặc thiếu cái nhìn toàn cục cho sự phát triển chung, ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về các đối tác đầu tƣ nhiều khi còn rất chung chƣa cụ thể. Một số các đối tác thậm chí đã “qua mặt” đƣợc sự kiểm duyệt và thẩm định của các nhà hoạch định để trục lợi, ảnh hƣởng không nhỏ đến chiến lƣợc phát triển chung và có tác động tâm lý không tốt tới các đối tác khác và niềm tin của nhân dân với các cấp lãnh đạo trong chính quyền và ngành Du lịch thành phố. Cũng vì thế, khó khăn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô càng tăng cao. Các khó khăn và thử thách chủ yếu đòi hỏi phải vƣợt qua đƣợc thể hiện ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, công cuộc cải cách các thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn rất

nhiều vƣớng mắc, chủ yếu do sự chuẩn bị chƣa chu đáo về nhân lực và vật lực. Do vậy, tiến độ xử lý hồ sơ các thủ tục hành chính vẫn còn chậm chạp, ảnh hƣởng tới tâm lý của các đối tác đầu tƣ.

Về nhân lực, từ việc xem xét các thủ tục hành chính do nhiều ngƣời, nhiều bộ phận tham gia và tiếp xúc trực tiếp với các hồ sơ, nay dồn lại cho một đầu mối tiếp nhận, các bộ phận còn lại không có điều kiện để tiếp xúc với chủ của những hồ sơ này, nên có điều gì chƣa rõ, cần trao đổi, bổ sung sẽ rất khó khăn, nhất là trong điều kiện chúng ta còn thiếu nhiều những công chức am hiểu về chuyên môn liên quan. Còn về vật lực, tức là các điều kiện vật chất phục vụ cho công cuộc cải cách các thủ tục hành chính còn rất thiếu thốn do sự hạn hẹp về kinh phí.

Bên cạnh đó, vẫn còn những vƣớng mắc về mặt giải quyết thủ tục hành chính nằm ngoài khả năng của những ngƣời thừa hành công việc này. Cụ thể là, các chính sách ban hành ra nhiều khi vẫn còn chƣa cụ thể và nhất quán, do cơ chế mới về thủ tục hành chính, nhất là trong việc cấp giấy phép đầu tƣ. Đối với việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án rất khó khăn, cũng do sự thiếu linh hoạt trong các quy chế đề ra, vì phải chờ xin ý kiến xử lý từ cấp trên, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Đây cũng là những nguy cơ tiềm tàng làm nảy sinh ra những hiện tƣợng tiêu cực gây ra từ phía những ngƣời có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính, hoặc ngƣợc lại, tạo cho đối tác những kẽ hở lớn để “lách luật”, gây phƣơng hại cho lợi ích chung.

Thứ hai, cho tới nay, quan điểm về quy hoạch tổng thể cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố vẫn chƣa rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là chƣa thấy có văn bản có tính ràng buộc pháp lý nào đƣợc công bố công khai cho tất cả những ai quan tâm. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành chức năng với nhau trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật chung cho nền kinh tế. Theo ý kiến của một số các đối tác đầu tƣ, có một số những vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật và thiết kế trong quá trình triển khai thực hiện dự án là do họ không có sơ đồ về hạ tầng kỹ thuật khu vực liên quan, không đƣợc chỉ dẫn hoặc cảnh báo từ trƣớc, cũng không có những phƣơng án dự phòng để xử lý các vấn đề phát sinh từ phía các nhà quản lý, nên đến khi xảy ra, mới bắt đầu tìm hiểu và xử lý. Sẽ rất khó khăn, tốn kém, thậm chí phải dừng thi công, bỏ dở công trình, gây tổn thất nhiều khi là rất lớn cho cả hai phía, hơn nữa sẽ gây ra tâm lý hoài nghi cho các đối tác.

Thứ ba, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn

trên phạm vi toàn cầu, những vấn đề về tài chính mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát và tình hình lạm phát trong nƣớc tuy đã đƣợc kiềm chế, song vẫn còn rất đáng lo ngại gây khó khăn cho các họat động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ phát triển du lịch nói riêng.

Chính sách thắt chặt chi tiêu và cho vay vốn đƣợc chính phủ áp dụng đã có tác dụng tốt trong việc kiềm chế lạm phát, giảm các nguy cơ cho nền kinh tế, tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tƣ nói chung, và đầu tƣ cho phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch lại gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đang thi công phải tiến hành cầm chừng, các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án này rơi vào tình thế tiến thoái lƣỡng nan, một số dự án có nguy cơ bị bỏ dở, ảnh hƣởng đến kế hoạch phát triển của ngành du lịch. Đối với các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay thì tác động này càng khó khăn hơn do ngân hàng không tiếp tục giải ngân, nhiều doanh nghiệp bị đẩy vào tình thế khó khăn, bên bờ vực của sự phá sản, từ những thực tế này, cơ hội thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ khó khăn hơn trong việc triển khai thực hiện.

Thứ tư, chúng ta chƣa có quy hoạch tổng thể, hầu hết các hoạt động đầu tƣ đều

đƣợc tiến hành thông qua các quyết định mang tính chủ quan là chính, các họat động thẩm định dự án đầu tƣ chƣa đƣợc tính toán với chiến lƣợc dài hạn và liên

hoàn. Cũng chính vì sự thiếu chuyên nghiệp đó, đã dẫn tới những khó khăn ngày nay, mỗi khi có nhu cầu đầu tƣ mới thƣờng lại ảnh hƣởng đến những công trình đã đƣợc hoàn chỉnh, thậm chí chỉ mới xong cách đó chƣa lâu đã phải phá dỡ chỉ vì để phục vụ những công việc phát sinh. Trong khi đó, việc cải tạo nâng cấp thì lại càng khó khăn, đôi khi phải đập bỏ, gây lãng phí lớn, lại ảnh hƣởng đến tiến độ thi công các dự án sau này và khó khăn cho việc quy hoạch chung.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)