2.3.2.1. Hạn chế
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển đầu tƣ Du lịch Hà Nội, có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm Du lịch mới. Tuy nhiên hoạt động Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Du lịch Hà Nội trong những năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ:
- Hình thức thu hút vốn FDI vào Du lịch Thủ đô chƣa phong phú, hơn nữa khả năng góp vốn của bên Việt Nam còn hạn chế.
- Cơ cấu đầu tƣ có sự mất cân đối, mới chỉ tập trung đầu tƣ vào các tổ hợp văn phòng căn hộ, khách sạn mà chƣa chú ý tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào các khu Du lịch, khu vui chơi giải trí, đây mới là nhân tố chính để thu hút và kéo dài thời gian tham quan lƣu trú của du khách.
Nguồn vốn đầu tƣ tập chung chủ yếu từ Châu Á (bảng 2.8), ngành Du lịch Thủ đô chƣa chú ý đến khai thác nguồn vốn đầu tƣ Châu Âu, Châu Mỹ...
- Cơ cấu Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có sự mất cân đối, các dự án phân bố không đồng đều mà chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, hiệu quả hoạt động của các dự án Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chƣa cao.
- Do nhận thức, quan điểm về Đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa thực sự thống nhất và chƣa đƣợc quán triệt đầy đủ ở các cấp trong ngành. Hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ vào Du lịch còn chƣa hấp dẫn, môi trƣờng pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chƣa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phiền hà.
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về Đầu tƣ nƣớc ngoài còn nhiều mặt yếu kém. - Cán bộ trực tiếp làm trong các doanh nghiệp FDI còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, không nắm vững luật pháp.
- Những đối tác chính đầu tƣ vào Du lịch Hà Nội đang gặp khó khăn về tài chính do khủng hoảng kinh tế.
- Cũng theo nhận định của Bộ Xây dựng, các văn bản pháp quy còn chƣa đảm bảo gắn kết mang tính liên ngành, còn có sự mâu thuẫn giữa Luật Đầu tƣ với Luật đấu thầu và Luật xây dựng ở một số điểm, khiến ngay bản thân các cơ quan thụ lý việc giải quyết các thủ tục hành chính cũng gặp khó khăn và không tránh khỏi lúng túng.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác nữa gây ra không ít khó khăn, tạo ra các rào cản đối với dòng vốn FDI vào Du lịch Hà Nội. Trƣớc thực trạng đó đòi hỏi các cấp, các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về FDI phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để tháo gỡ các khó khăn đang cản trở cho các dự án Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Du lịch Hà Nội.
2.3.2.2. Nguyên nhân Về cơ chế chính sách
Những vƣớng mắc về cơ chế chính sách trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam nói chung cũng nhƣ Du lịch Hà Nội chƣa có đƣợc những khu du lịch cao cấp đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Hiện nay cơ chế chính sách đầu tƣ vào du lịch liên quan đến nhiều nội dung và nằm trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành nhƣ: Luật đầu tƣ, Luật du lịch, Luật đất đai… và các văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị định 108/2006 NĐ-CP, Nghị định 152/2006 NĐ-CP, Nghị định 164/2006/NĐ-CP… các loại pháp luật thuế liên quan đến đến khu du lịch và các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tƣ. Tuy đã có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch nhƣng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tƣ vào các khu du lịch vẫn chƣa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ.
Cụ thể, Nghị định 108/2006/NĐ-CP chƣa đi vào cuộc sống do chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành. Đến nay ngành du lịch vẫn chƣa đƣợc vay tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc. Việc áp dụng cơ chế đấu thầu chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất theo quyết định 22/2003/QĐ-BTC để tạo nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chƣa đƣợc triển khai mạnh tại các địa phƣơng do vƣớng luật đất đai và các nghị định hƣớng dẫn thi hành luật đất đai. Đối với tiền thuê sử dụng đất ở các khu du lịch vẫn tính cả khu vực cây xanh, cảnh quan. Trong khi đối với các khu du lịch lớn đặc
biệt là khu du lịch sinh thái thì diện tích cây xanh, cảnh quan mặt nƣớc chiếm từ 70- 80% diện tích khu du lịch. Việc áp giá điện nƣớc đối với các khu du lịch vẫn cao hơn các ngành sản xuất khác dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và hạn chế các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào đầu tƣ.
Ngoài ra tác động tích cực thu hút vốn đầu tƣ bằng chính sách pháp luật thuế đối với du lịch còn thể hiện ở chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xây dựng chính xác hợp lí các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của đối tƣợng nộp thuế và quan điểm phát triển du lịch. Chính sách pháp luật về thuế có thể có tác dụng tích cực đối với hoạt động du lịch nếu đó là chính sách hợp lí ngƣợc lại nó sẽ là tác động tiêu cực nếu chính sách pháp luật không đƣợc xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn khách quan khoa học. Điều này thể hiện ở chính sách phân phối từ thuế của Nhà nƣớc đối với du lịch không thỏa đáng hoặc không hiệu quả, khả thi. Chính những tác động có tính hai mặt của chính sách pháp luật về thuế mà chúng ta cần có những nghiên cứu xem xét nghiêm túc kĩ lƣỡng trong tiến trình hoạch định xây dựng ban hành các chính sách về thuế liên quan đến du lịch trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định để tạo điều kiện cho hoạt động này ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Về công tác quy hoạch phát triển và quản lí đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch đƣợc thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố, vùng đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian qua, hầu hết các tỉnh thành phố đều đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làm căn cứ cho lập quy hoạch chi tiết. Công tác lập kế hoạch chi tiết các khu du lịch cũng đuợc các địa phƣơng ƣu tiên cân đối ngân sách tùy theo khả năng của tùng địa phƣơng. Điều đó mang lại hiệu quả thiết thực và làm cơ sở lập các dự án khả thi xây dựng các khu du lịch cũng nhƣ phát triển du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, những bất cập sau:
- Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển vùng khu vực có tiềm năng trên địa bàn yếu tố quan trọng, trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển khu du lịch. Tại
nhiều nơi đặc biệt những khu vực có tiềm năng du lịch trong quá trình đầu tƣ xây dựng nhiều khu du lịch khi lựa chọn địa điểm và lập quy hoạch chi tiết dự án đầu tƣ chƣa nghiên cứu kĩ về thị trƣờng và quản lí bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch, quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng…
- Chất lƣợng quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết các khu du lịch chƣa cao, yếu tố sản phẩm tài nguyên du lịch, thị trƣờng khai thác, yếu tố kinh tế, xã hội… chƣa đƣợc nhìn nhận, phân tích đánh giá thấu đáo, dẫn đến hiệu quả đầu tƣ theo quy hoạch chƣa thật sự tƣơng xứng với yêu cầu, chất lƣợng công tác đầu tƣ phát triển kinh doanh du lịch. Hiện tƣợng này kéo theo một số dự án quy hoạch, đầu tƣ xây dựng phát triển khu du lịch bị kéo dài rơi vào tình trạng quy hoạch, dự án treo, gây thiệt hại cho chính bản thân nhà đầu tƣ và địa phƣơng có dự án đầu tƣ.
Trình tự thủ tục quản lí đầu tƣ xây dựng khu du lịch còn nhiều bất cập: Công tác kiểm soát đầu tƣ phát triển du lịch gồm từ khâu lập, xét duyệt quy hoạch cung cấp thông tin về quy hoạch, thẩm định và xét duyệt dự án đầu tƣ cấp phép, đầu tƣ cấp đất cho thuê đất giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… hiện chƣa đồng bộ, bị cắt khúc thiếu những quy định phù hợp với đặc thù của kinh doanh khu du lịch.
Công tác quản lí đầu tƣ xây dựng khu du lịch còn thiếu các tiêu chuẩn quy phạm và quy định kĩ thuật phù hợp. Bên cạnh đó quy mô đầu tƣ các khu du lịch còn nhỏ lẻ, đa số đƣợc đầu tƣ xây dựng với quy mô từ 3-20 ha trừ một số khu có quy mô lớn khoảng 100-200 ha, phần lớn các khu resort hiện nay thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn, có tính chất nghỉ dƣỡng là chủ yếu. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các công trình dịch vụ du lịch cần thiết khác chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Sản phẩm du lịch chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, còn trùng lặp đơn điệu tạo ra sự mất cân đối trong cung - cầu dịch vụ du lịch ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu quả và tính bền vững của các khu du lịch.
Một số nguyên nhân khác:
- Du lịch là một trong những ngành nhạy cảm đối với những biến động trên trƣờng quốc tế, do tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều thay đổi đã tác đông tiêu cực đến dòng vốn luân chuyển từ đó ảnh hƣởng đến nguồn vốn vào du lịch Hà Nội.
- Hình ảnh về Hà Nội - Việt Nam tuy xuất hiện nhƣng chƣa nhiều , chƣa mang tính chuyên nghiệp và gây ấn tƣợng mạnh trên các phim, ảnh và các ấn phẩm quảng cáo của các cơ quan thông tin đại chúng và các hãng du lịch nƣớc ngoài. Do vậy ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC DU LỊCH HÀ NỘI
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Du Lịch của Việt Nam
Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vƣợng cho cả nƣớc giàu và nƣớc nghèo, và hiện chiếm tới 40% thƣơng mại dịch vụ toàn cầu và 6% tổng số các hoạt động mậu dịch diễn ra trên thế giới.
Dịch vụ du lịch luôn đƣợc coi là mũi nhọn kinh tế, giúp các nƣớc đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho ngƣời dân. Với mức chi tiêu của du khách mỗi năm lên tới 800 tỷ USD, ngành công nghiệp "không khói" này còn trở thành một trong những giải pháp quan trọng duy trì đà tăng trƣởng và mang lại sự thịnh vƣợng cho nhiều quốc gia.
3.1.1. Xu hướng phát triển Du Lịch thế giới
Trên thực tế, hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ nhu cầu khám phá và thƣởng thức, mà còn xuất phát từ những nhu cầu khác nhau trong nhiều lĩnh vực của đời sống con ngƣời. Ngành du lịch thế giới phát triển nhanh chóng qua các năm kể cả số lƣợng khách, cơ cấu và doanh thu.
3.1.1.1. Về số lượng, cơ cấu khách du lịch và doanh thu
Theo WTO, năm 2002, lƣợng khách du lịch quốc tế vào khoảng 714,6 triệu lƣợt khách, và dự đoán lƣợng khách du lịch quốc tế có thể tăng lên đến khoảng 1,1 tỷ vào năm 2012 và 1,6 tỷ lƣợt vào năm 2020 với mức phát triển bình quân khoảng 4,5%/năm. Thu nhập từ du lịch khoảng 565 tỷ USD năm 2000 có thể lên đến 1.000 tỷ USD vào năm 2012 đóng góp khoảng 11% GDP của thế giới. Trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh hơn, khoảng 5,7% về số lƣợng khách và 14,6% về thu nhập. Doanh thu bình quân trên đầu khách du lịch cũng có xu hƣớng tăng cao: nếu nhƣ năm 1995 toàn thế giới có 563 triệu khách du lịch quốc tế với tổng thu nhập về du lịch 401 tỷ USD, thì dự báo năm 2020 toàn thế giới có 1,6 tỷ khách với tổng thu nhập về du lịch đạt 2.000 tỷ USD. Lao động trong du lịch có thể tăng từ 200 triệu chỗ làm hiện nay lên 250 triệu vào năm 2020, chiếm khoảng 9% tổng số việc làm. Giai đoạn 2000-2010,
Du lịch khu vực APEC phát triển nhanh hơn bình quân chung thế giới, tính theo số lƣợng khách, tới trên 8%/năm, gần gấp 3 lần so với châu Âu (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch quốc tế đến năm 2020 (theo vùng)
Đơn vị: triệu lượt khách
Vùng 2000 2010 2020 Lƣợng khách tốc độ phát triển (%) Lƣợng khách tốc độ phát triển (%) Châu Phi 26 46 5,7 75 5,1 Châu Mỹ 131 195 4,0 284 3,8 Châu Âu 386 526 3,2 717 3,1 Châu Á - TBD 105 231 8,2 438 6,8 Trung Đông 19 37 7,1 69 6,5 Nam Á 6 11 6,8 19 5,8 Tổng số 673 1.046 4,5 1.602 14,4 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
Đến năm 2020, sẽ có sự thay đổi lớn trong số những nƣớc đứng đầu về thu hút khách du lịch. Trung Quốc, Hồngkông trở thành một trong những điểm du lịch chính, Nga cũng trở thành một trong mƣời nƣớc đứng đầu về nhận khách. Thái lan, Singapore, Nam Phi… cũng đƣợc coi là những điểm đến quan trọng.
Bảng 3.2. Dự báo 10 nƣớc đứng đầu về thu hút khách năm 2020 Số TT Nƣớc Lƣợt khách (triệu lƣợt ) Thị phần (%) 1 Trung quốc 137,1 8,6 2 Mỹ 102,4 6,4 3 Pháp 93,3 5,8 4 Tây-ban-nha 71 4,4 5 Hồngkông 59,3 3,7 6 Italia 52,9 3,3 7 Anh 52,8 3,3 8 Mexico 48,9 3,1 9 CHLB Nga 47,1 2,9 10 CH Séc 44 2,7 Tổng số 708,8 44,2 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
Châu Âu vẫn là thị trƣờng gửi khách lớn nhất, chiếm một nửa tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu, APEC trở thành thị trƣờng gửi khách lớn thứ hai trên thế giới, châu Mỹ xuống hàng thứ ba.
Các thị trƣờng gửi khách truyền thống vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới nhƣ Đức, Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Canada. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ là thị trƣờng gửi khách có ảnh hƣởng lớn, đứng vị trí thứ tƣ. CHLB Nga cũng sẽ thành một thị trƣờng gửi khách trong 10 nƣớc hàng đầu thế giới.
Bảng 3.3. Dự báo 10 nƣớc đứng đầu về gửi khách năm 2020
Số TT Nƣớc Lƣợt khách (triệu lƣợt ) Thị phần (%) 1 Đức 163,5 10,2 2 Nhật 141,5 8,8 3 Mỹ 123,3 7,7 4 Trung quốc 100 6,2 5 Anh 96,1 6,0 6 Pháp 37,6 2,3 7 Hà Lan 35,4 2,2 8 Canada 31,3 2,0 9 CHLB Nga 30,5 1,9 10 Italia 29,7 1,9 Tổng số 788,9 49,2 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển Du Lịch của Việt Nam
Cuối thập niên 80 của thế kỷ trƣớc theo đƣờng lối của Đảng xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, kể từ đó nền kinh tế của chúng ta mở cửa với bên ngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngành du lịch Việt Nam cũng phát triển và hội nhập với các quốc gia khác. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí khám phá và các hoạt động kinh tế thƣơng mại tăng đột biến ngay sau khi gia nhập WTO, đã gia tăng áp lực trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã xác định cho mình các mục tiêu cơ bản để có thể sánh ngang các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới trong tƣơng lai thông qua các kế hoạch
chiến lƣợc cụ thể từng thời kỳ, dựa vào chính sách phát triển chung của Đảng và Chính phủ.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, Tổng cục đã xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Chiến lƣợc phát triển du