Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch Hà Nội (Trang 31)

Trong quá trình xem xét khả năng thu hút FDI của một quốc gia, các nhân tố tác động đến sự vận động của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không thuộc về quốc gia tiếp nhận đƣợc coi là những nhân tố bên ngoài, bao gồm:

*Hướng chuyển dịch của dòng FDI quốc tế

Đây chính là nhân tố đầu tiên quyết định khả nhƣng thu hút FDI của một quốc gia. Xu hƣớng vận động của dòng FDI trên thế giới nói chung quyết định mức độ

tăng giảm sự phát triển của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của các quốc gia trên thế giới. Nếu một quốc gia nằm trong dòng chảy của vốn, khả năng tiếp nhận vốn của quốc gia đó là rất lớn bởi:

- Bản thân quốc gia đó có đủ những điều kiện để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm tới.

- Trong trƣờng hợp các điều kiện của quốc gia đó là chƣa đủ để thu hút thì cũng sẽ đƣợc “bổ sung” từ chính các nhà đầu tƣ.

Đón bắt đƣợc xu hƣớng chuyển dịch của dòng FDI trên thế giới là một yếu tố quan trọng để một quốc gia đặt ra các điều kiện phù hợp khai thông dòng FDI đổ về.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang khiến cho các dòng vốn FDI đƣợc điều chỉnh mạnh mẽ và từ đó tạo ra những xu hƣớng mới đáng chú ý trên toàn cầu.

Báo cáo mới đây của UNCTAD cho thấy cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm sụt giảm 14,5% vốn FDI toàn cầu năm ngoái (tƣơng đƣơng 1,66 ngàn tỉ USD) và sẽ còn tiếp tục tác động nặng nề lên dòng vốn này trong năm 2009. Trong năm 2008, FDI vào các nƣớc phát triển đã sụt giảm tới 25%, nhƣng vào các nƣớc đang phát triển lại tăng 7%, với mãi lực lớn từ nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Việt Nam cũng góp phần nhỏ bé vào xu thế ngƣợc dòng này.

Theo UNCTAD, FDI toàn cầu đƣợc dự báo sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm nay và sẽ bắt đầu có sự phục hồi chậm chạp vào cuối năm 2010 hoặc đầu năm 2011. Từ những dữ liệu của quý 1/2009, UNCTAD cho rằng sẽ có "một đợt lao dốc nữa của FDI" ở cả các nƣớc giàu cũng nhƣ nƣớc nghèo.

Trong một phát biểu vào tháng 5/2009, tổng thƣ ký của UNCTAD, ông Supachai Panitchpakdi, cho rằng FDI sẽ còn "giảm sâu hơn nhiều" so với năm 2008, nhất là các nƣớc đang phát triển bất chấp những tin tức về hiện tƣợng "green shoots" (tăng điểm rất mạnh của thị trƣờng chứng khoán), biểu hiện của sự phục hồi kinh tế.

Sự sụt giảm FDI không chỉ cho thấy các công ty không còn khả năng duy trì các nguồn đầu tƣ tài chính ra bên ngoài mà còn thể hiện đánh giá không lạc quan của họ về sự phát triển kinh tế của các thị trƣờng nƣớc ngoài trong thời gian tới.

FDI vào các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Philippin đã giảm mạnh từ năm ngoái thì ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, FDI vẫn có dấu hiệu tốt.

Nhóm 5 nƣớc này vẫn duy trì đƣợc xu hƣớng đi lên của FDI trong năm ngoái và bất chấp khủng hoảng toàn cầu, thị trƣờng nội địa ở đây vẫn cho thấy sự lạc quan. Trong bối cảnh các lĩnh vực sản xuất nhằm vào xuất khẩu giảm sút, các công ty nƣớc ngoài đang tăng đầu tƣ theo hƣớng khai thác thị trƣờng nội địa đang đƣợc mở rộng nhanh chóng. Cùng với lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực dịch vụ cũng bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trong việc thu hút FDI, nhất là khi chính phủ các nƣớc nới lỏng quy chế đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài".

Nguồn: Báo đầu tư nước ngoài 27/06/2009

Hộp số 2: Những xu hƣớng dịch chuyển mới của dòng FDI

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới nghiêng về xu thế phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, dòng vốn FDI cũng thay đổi sang lĩnh vực dịch vụ và các ngành có hàm lƣợng công nghệ cao (từ những năm 80 đến nay). Trong đó đầu tƣ vào các ngành dịch vụ có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với đầu tƣ vào các ngành công nghiệp chế tạo. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tƣ của dòng FDI trên thế giới buộc các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ phải tính đến cơ cấu ngành thích hợp khi thu hút dòng vốn này.

Việt Nam nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Trong những năm gần đây nƣớc ta đã trở thành khu vực hấp dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài trong số các nƣớc đang phát triển. Việt Nam có cơ hội đón dòng chảy FDI nếu biết tận dụng lợi thế so sánh xủa mình và cải thiện tốt môi trƣờng đầu tƣ hiện nay.

* Môi trường kinh tế thế giới

Ảnh hƣởng sâu đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ, chính trị xã hội, thiên tai, dịch bệnh…. đều nhƣ một tác động đa phƣơng diện và theo nhiều cơ chế khác tới hoạt động thu hút FDI của một quốc gia. Sự tác động có thể gián tiếp thông qua tác động tới FDI khu vực hoặc các lĩnh vực liên quan nhƣ thƣơng mại, tài chính - ngân hàng. Cuộc khủng

hoảng cũng có tác động rất khác nhau tới môi trƣờng đầu tƣ, đầu ra - đầu vào của mỗi dự án FDI. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế thế giới hoặc khu vực tiếp tục tăng trƣởng cao làm cho các hoạt động giao dịch trở nên sôi động thì kim ngạch đầu tƣ sẽ đạt mức tăng trƣởng cao, tạo cơ hội cho các nƣớc thu hút FDI.

* Những nhân tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tƣ ra nƣớc ngoài đã trở thành một tất yếu kinh tế trong nền kinh tế thế giới hiện đại nhƣng không có nghĩa là ai cũng có thể trở thành nhà đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Một quốc gia muốn tăng cƣờng thu hút FDI không thể không nghiên cứu những vấn đề của đối tác trong tƣơng lai.

- Chiến lƣợc phát triển và chiến lƣợc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ

Mục đích chung duy nhất của FDI là tìm kiếm lợi nhuận đầu tƣ cao. Tuy vậy, tuỳ thuộc vào chiến lƣợc phát triển của tổ chức kinh tế và mục tiêu của nó với thị trƣờng nƣớc ngoài, mục tiêu cụ thể của chủ đầu tƣ đối với từng dự án lại khác nhau. Nó có thể là: chiếm lĩnh thị trƣờng của nƣớc sở tại: các tổ chức kinh tế đầu tƣ nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, vƣợt qua hàng rào bảo hộ của nƣớc sở tại, thƣờng có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thấp, còn mục tiêu là nhằm thu lợi nhuận cao do nƣớc sở tại có lợi thế so sánh về nguồn lực: các tổ chức kinh tế đầu tƣ vì mục tiêu này thƣờng có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao. Trên thực tế, các tổ chức thƣờng kết hợp cả hai hoặc tuỳ từng thời điểm có sự chuyển hoá qua lại giữa hai hƣớng đó.

- Tiềm lực tài chính của nhà đầu tƣ

Đối với nhà đầu tƣ, thì yếu tố quyết định nhất là khả năng tài chính để đầu tƣ. Nếu môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, điều kiện kinh doanh có nhiều thuận lợi nhƣng họ lại không có vốn thì ý đồ đầu tƣ cũng không thể thực hiện đƣợc. Mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn, bao gồm vốn tự có và nguồn vốn huy động. Đánh giá tiềm lực tài chính là một yếu tố mà các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ phải xem xét đến khi cấp giấy phép đầu tƣ nhằm tránh tình trạng đăng ký rồi không có khả năng thực hiện, sẽ làm lỡ cơ hội đầu tƣ của nhà đầu tƣ khác hoặc kéo dài quá trình xây dựng - liên quan tới cơ hội kinh doanh.

- Năng lực kinh doanh của nhà đầu tƣ: là ngƣời trực tiếp bỏ vốn và quản lý kinh doanh, các nhà đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của

mình. Đến lƣợt mình chính kết quả kinh doanh của nhà đầu tƣ sẽ là động lực thúc đẩy hay kiềm chế các quyết định đầu tƣ tiếp theo của họ…

Trên thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc rất lớn vào năng lực kinh doanh của nhà đầu tƣ, tuỳ thuộc vào khả năng nhận thức, nắm bắt đầy đủ thông tin, xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin và các yếu tố đầu vào, đầu ra khác nhau, khả năng tổ chức điều hành công việc cũng nhƣ phụ thuộc vào bản lĩnh thƣơng trƣờng trong dự báo và chịu đựng các biến động rủi ro có thể có trong kinh doanh và cạnh tranh thị trƣờng của nhà đầu tƣ.

Xem xét các khía cạnh trên, giúp nƣớc nhận đầu tƣ có thể lựa chọn nhà đầu tƣ “thực sự” để đảm bảo không chỉ nhận đƣợc vốn đầu tƣ trực tiếp của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà còn đảm bảo thực hiện đƣợc chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế. Đồng thời, cũng giúp giải thích kết quả thu hút FDI thực tế không hoàn toàn tuỳ thuộc một phía vào nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)