Thiết kế trò chơi “Ô chữ “ trong File Flash:

Một phần của tài liệu SKKN Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mầm non (Trang 34)

- Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

8. Biện pháp 8: Cách thiết kế trò chơi trong tiết dạy cho trẻ một cách hợp lý:

8.2. Thiết kế trò chơi “Ô chữ “ trong File Flash:

Trước tiên bạn mở một file Flash mới có tên là troChoiOChu.fla gồm 2 layer: layer nen

(nằm trên, chứa mọi đối tượng) và layer action (nằm dưới, viết mã lệnh, có thể lock lại).

>> Tiếp theo ta sẽ tạo các đối tượng cần thiết cho trò chơi, dĩ nhiên là sẽ bắt đầu từ nền (móng) của nó là các ô chữ. Bạn hãy tạo một đối tượng graphic mang tên oChu, hình dạng tùy chọn, tôi sẽ chọn hình vuông bo tròn 4 góc.

Sắp xếp các ô chữ theo đúng số lượng mà bạn dự tính, đúng về số chữ trong 1 câu hỏi theo hàng ngang, cũng như ý đồ sắp xếp theo hàng dọc. Đồng thời cũng đừng quên điền cả đáp án và đánh số thứ tự câu vào luôn nhé.

Tạo một khung để hiển thị câu hỏi ở cuối trang thiết kế, đơn giản thôi, chẳng hạn như một hình chữ nhật dài được bo nhẹ ở 4 góc chẳng hạn.

Ý đồ của tôi là sẽ che đi đáp án của từng ô chữ, do đó ta sẽ tạo một biểu tượng nút (sử dụng nút vì có tương tác với đối tượng) mang tên (?).

Sau khi đã tạo được nút (?), bạn kéo nó ra để che đi các phần đáp án mà ta đã chuẩn bị khi nãy. Trước khi che đáp án nên Group đáp án và các ô chữ thành một nhóm để tiện việc chỉnh sửa.

Kế tiếp, bạn sẽ tạo ra các câu hỏi cho những ô chữ mà bạn đã thiết kế. Quay lại với những số thứ tự câu hỏi mà bạn đã tạo ra khi nãy, giờ ta chọn số 1, click chuột phải rồi chọn Convert to symbols >>> Button, đặt tên symbol 1 luôn cho tiện. Sau đó, bạn double-click vào nó để chỉnh sửa trực tiếp tại chỗ, ta sẽ thấy các chế độ Over, Down

Hit vẫn còn trống, bạn nhấn F6 để tạo các Keyframe như nhau cho cả 4 trạng thái. Quay trở lại Over, bây giờ, bạn sử dụng công cụ Text (T) để tạo câu hỏi rồi chỉnh vị trí của nó sao cho nằm ngay ngắn ngay khung hiển thị câu hỏi ở cuối trang thiết kế mà khi nãy bạn đã tạo. Bạn tiếp tục làm tương tự cho các câu hỏi còn lại.

Sau khi hoàn thành các câu hỏi tức là bạn đã hoàn thành phần nền cho trò chơi ô chữ rồi.

>>Tiếp theo là tạo tương tác với trò chơi thông qua tương tác bằng mã lệnh lên các đối tượng mà ta đã tạo.

Khi nhấn vào nút (?) thì nó sẽ mất đi hoặc trở nên trong suốt, vô hình; khi để lên nút 1-8 thì sẽ thấy câu hỏi (bạn đã làm khi tạo nút) và cuối cùng là khi nhấn nút thì nó cũng sẽ biến mất đồng thời toàn bộ đáp án hiện ra (tức là toàn bộ các nút (?) của câu đó sẽ biến mất theo).

Trước khi viết mã lệnh bạn nói qua về cách đặt tên, bạn nên đặt tên đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu cho bản thân thì sẽ tiện cho việc bạn chỉnh sửa sau này. Ví dụ như đối với bài này, tôi sẽ đặt tên s1- s8 cho 8 câu hỏi 1-8, còn đối với các ô chữ thì cứ đặt stt câu hỏi + stt ô chữ trong câu, ví dụ như câu 1 sẽ có các ô là o11, o12, o13…

Ta sẽ sử dụng hàm ._visible để làm trong suốt các nút sau khi nhấn. Cấu trúc ta sử dụng

có dạng như sau:

Tên Nút._onRelease = function (){ Tên Nút._visible = 0 ; //viết tất cả các nút cần biến mất.

>> Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng khối lập phương xoay để thay thế cho các ô chữ.Ta sẽ tạo một khối lập phương xoay có 5 mặt là bỏ trống hoặc dấu (?), mặt còn lại dĩ nhiên là chữ trong ô chữ của chúng ta. Thử xem chúng ta có thể tạo thêm sự đa dạng và hứng thú cho trò chơi không nhé.

Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn thì trò chơi chữ cái thực sự đem lại hiệu qủa rất tốt trong việc củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ. Thiết kế trò chơi ô chữ trong File Flash đòi hỏi giáo viên phải thành thạo các thao tác cơ bản trên máy tính. Nếu ứng dụng được phần mềm này thì trò chơi thực sự rất hấp dẫn đối với trẻ.

Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với chữ cái , đặc biệt là tiết ôn tập chữ cái, trẻ ôn tập chủ yếu qua các trò chơi thì việc thiết kế trò chơi qua các phần mềm là rất phù hợp và hiệu quả.

Ở phần ôn luyện tên, đặc điểm cấu tạo các chữ cái đã học, cho các chữ cái xuất hiện xoay trong các khối lập phương với những màu sắc khác nhau. Trẻ tìm ra chữ mà tôi yêu cầu tìm có màu gì? Sau khi chữ cái đó dừng lại thì trẻ nói về đặc điểm cấu tạo của chữ cái đó. Hoặc trong việc cho trẻ ghép thành từ theo hàng ngang, hàng dọc, cũng dễ dàng thực hiện trong Flash. Trẻ đoán và lật từng ô chữ, khi lật được hết ô chữ, trẻ đoán từ được tạo thành( Với trẻ mầm non thì những từ này yêu cầu chỉ là những từ ngắn gọn, đơn giản).

Một phần của tài liệu SKKN Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mầm non (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w