- Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
8. Biện pháp 8: Cách thiết kế trò chơi trong tiết dạy cho trẻ một cách hợp lý:
8.1. Hướng dẫn liên kết các slide
Insert → Hyperline → xuất hiện hộp thoại dưới đây
Trò chơi sau mỗi hoạt động mang tính chất mở rộng, ôn luyện, củng cố lại kiến thức nên để thiết kế trò chơi vừa phù hợp với hoạt động, vừa phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ chúng ta cần thực hiện như sau:
- Trước tiên, xác định nội dung kiến thức giáo viên muốn mở rộng,ôn tập cho trẻ sau bài học.
- Đặt tên cho trò chơi: Tên trò chơi cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ có thể nhớ được và hiểu được cách chơi.
- Tìm các tư liệu: hình ảnh, âm thanh, đoạn nhạc, đoạn video…phù hợp với nội dung kiến thức cần ôn luyện, củng cố, mở rộng.
- Thao tác thiết kế ý tưởng của giáo viên dựa trên các phần mềm, công cụ hỗ trợ soạn giảng. Ví dụ: Thiết kế trò chơi với Triger:
Trong hoạt động khám phá: “ Tìm hiểu sự phát triển của cây từ hạt” đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn do tôi chủ nhiệm, tôi đã thiết kế trò chơi: “Những cánh hoa kì diệu”
Hình ảnh minh họa trò chơi: “ Những cánh hoa kì diệu”
Với Triger, trẻ kích chọn cánh hoa nào, câu đố sẽ xuất hiện, sau khi trẻ trả lời, để kiểm tra đáp án đúng hay sai, chúng ta chỉ cần kích chọn vào “ Đáp án” ở góc phía dưới và để quay về slide ban đầu kích chọn “ quay về” trong slide đáp án.
Với cách thiết kế trò chơi với Triger, tôi thấy thực sự rất thuận tiện, dễ dàng cho giáo viên khi tiến hành cho trẻ chơi và trẻ có thể tự chơi trên máy với những hình ảnh minh họa trong câu hỏi và đáp án của cô.
Sau khi thiết kế thành công một số trò chơi trong bài giảng điện tử, để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi đã tiến hành tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn các giáo viên một số thao tác để thiết kế trò chơi.
Hình ảnh hướng dẫn giáo viên thực hiện thao tác thiết kế một số trò chơi trên máy trong bài giảng điện tử.
Đồng thời, cho trẻ tiếp xúc với máy tính bằng cách cho trẻ làm quen với các bộ phận của máy (màn hình, bàn phím, chuột,), cách sử dụng chuột , các trò chơi thiết kế trên máy tôi đều cho trẻ tự lên mở các ô số, để trẻ có thể tự chơi trên máy tính. Việc cho trẻ tiếp cận với những tiến bộ khoa học góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách
cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi và giảm được tình trạng ngồi yên trước màn hình sau một khoảng thời gian dài của hoạt động học.
Hình ảnh Hoạt động Khám phá- chủ đề Thực vật
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn- Trẻ được lên mở ô số và chơi trò chơi trên máy.