Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 1968)

Một phần của tài liệu Giao an (1945-1975).doc (Trang 27 - 28)

của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 - 1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở mNam

a/ Hoàn cảnh

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

b/ Âm mưu

“Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.

c/ Thủ đoạn

- Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ mới vào mN đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Tiếp đó, Mĩ mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.

nào?

- GV hướng dẫn hs quan sát lược đồ hình 69, sgk, tr.174. - GV dựa vào đoạn chữ nhỏ để miêu tả trận Vạn Tường. - GV hướng dẫn hs tìm những nội dung chính trong hai mùa khô, ở nông thôn, thành thị.

- GV hướng dẫn hs khai thác hình 70, 71,sgk, tr.176.

? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở mN đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa?

- HS dựa vào sgk để trả lời, gv phân tích vấn đề (hoàn cảnh, hạn chế), sau đó gv hướng dẫn hs học theo sgk.

của Mĩ

- 18/8/1965, chiến thắng Vạn Tường  Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. - Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966): địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng. Quân ta với thế trận chiến tranh nhd, với nhiều phương thức tác chiến đã đánh địch trên mọi hướng.

- Trong mùa khô thứ hai (1966-1967): địch mở đợt phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta. - Ở vùng nông thôn: phá từng mảng “ấp chiến lược”. - Ở thành thị: công nhân, các tầng lớp lđ khác, hs, sv, Phật tử,….đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

* Ý nghĩa: vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN được nâng cao trên trường quốc tế.

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 1968

a/ Hoàn cảnh lịch sử

Xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị.

b/ Diễn biến

- Đợt 1: đêm 30/1 đến 25/2/1968. - Đợt 2: tháng 5 và 6/1968. - Đợt 3: tháng 8 và 9/1968.

Tại SG, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Toà Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu qđ SG, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay TSN.

 Kết quả: trong đợt 1, ta thu nhiều thắng lợi, còn đợt 2, 3 ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.

c/ Ý nghĩa

Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược, tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại mB, chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh ở VN.

Một phần của tài liệu Giao an (1945-1975).doc (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w