Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 1965)

Một phần của tài liệu Giao an (1945-1975).doc (Trang 25 - 27)

tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 - 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở mN

a/ Hoàn cảnh lịch sử:

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đq Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)

b/ Âm mưu:

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng CM và nhd ta. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

c/ Thủ đoạn:

- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định mN trong vòng 18 tháng:

+ Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào mN nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, trang bị chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

+ Thành lập Bộ chỉ huy qs Mĩ ở mN (MACV) để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

Cuộc chiến đấu của quân và dân ta phát triển qua từng năm, bằng 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), k/h đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở cả 3 vùng chiến lược (đô thị, đồng bằng, rừng núi) làm lung lay 3 chỗ dựa (cq SG –là công cụ, ấp chiến lược-là xương sống, đô thị-là hậu cứ) của “Chiến tranh đặc biệt” nói riêng, chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ nói chung:

* Những thắng lợi trên mặt trận qs đã làm tan rã từng mảng qđ SG, công cụ của “Chiến tranh đặc biệt”.

- GV: Tiền Giang có Tượng đài chiến thắng Ấp Bắc.

* Những cuộc đấu tranh của tăng ni, Phật tử, hs, sv,… làm cho đô thị - hậu cứ của địch trong “Ctđb” bị rối loạn, góp phần cùng với thắng lợi qs làm lung lay chế độ Ngô Đình Diệm, dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm- Nhu (1/11/1963). Từ đây, cq SG lâm vào tình trạng khủng hoảng, nội bộ lục đục, liên tiếp diễn ra những cuộc đảo chính thay đổi người đứng đầu chính quyền (từ cuối 1963 đến giữa 1965 có hơn 10 cuộc đảo chính). - HS quan sát hình 68, sgk, tr.171.

* Những cuộc nổi dậy của quần chúng, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đã phá vỡ từng mảng lớn ấp chiến lược – xương sống của “Ctđb”, làm cho Mĩ và cq SG không thực hiện được hai k/h bình định mN (Xtalây- Taylo và Giônxơn-Mác Namara).

- HS quan sát hình 67, sgk, tr.170.

- Đến đầu 1964, Mĩ và cq SG yêu cầu “bình định” có trọng điểm mN trong hai năm (1964 - 1965) bằng k/h Giônxơn-Mác Namara.

2. MN chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ biệt” của Mĩ

* Để đáp ứng yêu cầu của CM mN: - 1/1961, TW Cục mN ra đời.

- 2/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng mN.

* Trên mặt trận quân sự:

- 2/1/1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau đó, khắp mN dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- 2/12/1964, quân dân ta giành thắng lợi ở Bình Giã, tiếp đó là ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),…

* Phong trào đấu tranh chính trị:

- Ở các đô thị như SG, Huế, Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”.

- Ở nông thôn có phong trào phá “ấp chiến lược”.

 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đq Mĩ bị phá sản.

3. Củng cố:

- Nhiệm vụ CM hai miền trong giai đoạn 1954 đến 1965; thành tựu, khó khăn,… - Những sự kiện của phong trào “Đồng Khởi”, Đh Đảng lần III, Chiến tranh đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Dặn dò:

- Hs học bài, làm bài tập trang 172 trong sgk. - Đọc trước bài 22.

TIẾT 41, 42 BÀI 22

NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC.NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT ( 1965 – 1973) NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT ( 1965 – 1973)

Một phần của tài liệu Giao an (1945-1975).doc (Trang 25 - 27)