Khu này bao gồm vùng núi và cao nguyên Nam Trường Sơn. Từ núi Bạch Mã đến cao nguyên Mơ Nông, Di Linh, phía đông của khu vực này là khu đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, phía nam là khu Đông Nam Bộ
Là khu vực núi non hùng vĩ với những cao nguyên đất đỏ bazan lớn nhất nước ta. Khu Nam Trường Sơn mang sắc thái điển hình của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, có hai mùa mưa và khô rất khác biệt. Đây là vùng rất giàu tiềm năng của đất nước, đặc biệt là tài nguyên đất, sinh vật, thuỷ điện và đặc sắc nhất là tài nguyên du lịch với núi non hùng vĩ và hồ trên núi.
Địa hình
- Nét nổi bật của địa hình là tính phân bậc rõ ràng, các bậc thềm cao mằm về phía bắc và về phía đông, bậc thấp nhất về phía tây. Từ bắc vào nam địa hình khu vực được chia thành các kiểu lớn sau đây.
+ Khu vực núi cao giáp Thừa Thiên- Huế được Tân kiến tạo nâng mạnh, nhiều đỉnh cao trên 2000m, hướng tây đông.
+ Vùng thượng nguồn sông Thu Bồn, sông Bung có độ cao trung bình là 800m, thông với cao nguyên Tà Ôi và Bolôven của Lào.
+ Khối Kon Tum thượng hay khối Ngọc Linh có địa hình cao nhất Nam Trường Sơn, núi có đỉnh nhọn sườn dốc. Các đỉnh núi cao vượt trội là Ngọc Linh 2598m, Ngọc Pan 2251, Ngọc Niay 2259m, Ngọc Krinh 2025m.
+ Dãy núi An Khê - Bình Định chạy dài 175 km từ phía nam sông Trà Khúc đến thung lũng sông Ba, rộng từ 30-40km là một dãy núi đồ sộ tạo nên một ranh giới tự nhiên giữa đông và tây Trường Sơn.
+ Phía nam Kon Tum, địa hình bị hạ thấp và phổ biến là các cao nguyên đá bazan, cao trung bình dưới 1000m. Bề mặt cao nguyên có dạng đồi thoải, lượn sóng dễ dàng cơ giới hoá. Từ bắc xuống nam là các cao nguyên Plâycu, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, Di linh và Đà Lạt.
Khí hậu
Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mà đặc trung có tổng lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm.
Khí hậu ở đây lạnh hơn các khu khác trong miền nhưng không quá lạnh như vùng núi phía bắc. Hoàn lưu chủ yếu trong mùa đông ở đây là gió mậu dịch đông bắc với khối khí nhiệt đới Thái Bình Dương. Mùa khô và mùa mưa ở Nam Trường Sơn tương phản sâu sắc, song xét tổng cộng toàn năm, lượng mưa ở Nam Trường Sơn nói chung khá lớn.
+ Lượng bức xạ tổng cộng vào loại lớn nhất cả nước, tương đương với vùng đồng bằng ben biển Trung Bộ.
+ Nền nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở dodọ cao 800- 1000m vào khoảng 19-21oC và tổng nhiệt độ năm đạt 7000- 8000 oC tương đương với nền nhiệt độ ở khu Đông Bắc và Tây Bắc..
+ Biên độ nhiệt năm nhỏ, tương đương với Nam Bộ. Trái lại biên dộ ngày lại rất lớn tương đương với khu Tây Bắc.
+ Chế độ hoàn lưu khí quyển vừa mang đặc điểm chung của gió mậu dịch, vừa mang đặc điểm chung của gió mùa.
+ Mưa nhiều phần lớn diện tích có lượng mưa năm trên 2000mm nhưng chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Hai trung tâm mưa lớn là Ngọc Linh và Bảo Lộc, vùng mưa thấp nhất là thung lũng sông Ba. Lượng mưa tập trung vào mùa hạ chiếm 80-90% lượng nước.
- Chế độ nhiệt
Nhiệt độ Nam Trường Sơn biến thiên rõ rệt theo độ cao địa hình. Nhiệt độ trung bình trong các thung lũng và vùng trũng dưới 300m đạt 250C và tổng nhiệt độ toàn năm vào khoảng 9000 độ C. Từ 700-800m trở xuống, không có tháng nào giảm xuống 200C, và từ tháng 1-4 nhiệt độ trung bình cao hơn 250C. Tháng lạnh nhất phần nhiều là tháng 12, nhiệt độ 21-220C ở vùng thấp dưới 500m. Từ 1000m trở lên Nam Trường Sơn mới có mùa đông lạnh.
- Chế độ mưa
Lượng mưa trong khu Nam Trường Sơn khá cao nhưng phân bố không đều trong năm và giữa các vùng cũng khác nhau rất rõ.
Ở Bắc Tây Nguyên lượng mưa năm vượt quá 2000mm. Tuy nhiên tại các vùng trũng và thung lũng lượng mưa chỉ đạt 1600 -1800m.
Ở trung Tây Nguyên lượng mưa giảm, do địa hình đã xuống thấp, lượng mưa đạt 1800- 2000mm trên cao nguyên Buôn Ma Thuột và 1400-1800mm trong các thung lũng ở vùng trũng quanh hồ Lắc.
Ở Nam Tây Nguyên lượng mưa lại tăng lên rõ rệt. Trên vùng núi Lang Biang và cao nguyên Di Linh, lượng mưa vượt trên 2500mm. Ở Bảo Lộc lượng mưa tới 2876mm và có 199 ngày mưa, đạt kỉ lục cao nhất về số ngày mưa hàng năm trên toàn quốc.
Cần chú ý đặc biệt đến mùa khô ở Nam Trường Sơn, nhất là tại Tây Nguyên vì ở đây có một
mùa khô gay gắt kéo dài, địa hình dốc lại kém giữ nước, nên trong mùa này dễ bị hạn hán
nghiêm trọng.
Ba tháng đặc biệt ít mưa ở Tây Nguyên là tháng 12,1 và tháng 2. Cực tiểu là tháng 1, lượng mưa tháng này chỉ 1-2mm. Hai tháng kia mưa cũng chỉ dưới 10mm/ tháng. Mức độ biến động của chế độ mưa ở Tây Nguyên có phần cao hơn ở Nam Bộ song lại ổn định hơn so với các khu vực tự nhiên khác.
Thủy văn
- Sông Ngòi
Đặc điểm chung: Nam Trường Sơn là khu vực đầu nguồn của nhiều con sông lớn. Các sông ở đây tập hợp thành những hệ thống sông lớn chảy về ba hướng.
+ Hệ thống sông Thu Bồn, sông Ba chảy về đông Trường Sơn và ra biển Đông.
+ Hệ thống sông Mê Công (Xê xan, Sêrêpốc) chảy về phía tây nhập vào dòng chính Mê Công trên đất Campuchia.
+ Hệ thống sông Đồng Nai chảy về phía nam và đông nam qua khu Đông Nam Bộ đổ ra biển Đông.
Ngoài một số sông suối nêu trên khu Nam Trường Sơn còn có một sô hồ nước ngọt. Các hồ này có nguồn gốc khác nhau, một số là các miệng núi lửa đã tắt. Gần đây các hồ thuỷ điện lớn như: Yali, Trị An, Đa Nhim.
Hệ thống sông suối Nam Trường Sơn có quan hệ mật thiết với cấu trúc địa chất và địa hình khu vực. Phần lớn các sông này là thượng lưu, trung lưu của các sông lớn nêu trên, mang tính chất phân bậc khá điển hình. Mật độ mạng lưới sông suối tương đối thưa đạt 0,5km/km2.
+ Chế độ dòng chảy sông ngòi
Mùa lũ: tháng 5, tháng 6 đã bước vào mùa mưa của Nam Trường Sơn nhưng chưa gây ra lũ ngay. Vì sông suối đất đai trong khu vực sau mùa khô kéo dài đã bị rút kiệt nước. Cho đến tháng 7,8 mới bước vào mùa lũ chính, tạo ra một thời kì chuyển tiếp kéo dài 2-3 ngày tuỳ vào lượng mưa độ dốc, độ thấm nước, độ phủ rừng của lưu vực. Mùa mưa kết thúc vào khoảng tháng 11.
Lượng ước trong mùa lũ, không kể thời kì chuyển tiếp từ tháng 8- 11 chiếm 60-70% tổng lượng dòng chảy cả năm.
Nhìn chung chế độ lũ của sông suối của khu Nam Trường Sơn là lũ nhỏ, hẹp, đỉnh thấp, lượng nước không lớn. Riêng khu vực sông Ba lũ hình thành từng trận rõ rệt, lũ dâng và rút nhanh chóng đỉnh lũ tương đối cao.
Mùa cạn: Dòng chảy trong mùa cạn do nước ngầm cung cấp. Loại sông suối tạm thời chỉ có nước trong mùa lũ, thường có diện tích lưu vực không lớn.
Nước ngầm và nước khoáng nước nóng
Nước ngầm trong các thành tạo trẻ bazan ở Nam Trường Sơn khá phong phú, có chất lượng tốt, có triển vọng cao, có khẳ năng đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, cho nông nghiệp và cho công nghiệp chế biến.
Thổ nhưỡng sinh vật
Thổ nhưỡng Nam Trường Sơn là bức khảm nhiều màu sắc phản ánh tính đa dạng, phong phú
và phức tạp của cảnh quan thiên nhiên tạo nên chúng. Trong khu vực có 7 nhóm đất chính: + Đất phù sa sông suối
+ Đất xám bạc màu + Đất đen
+ Đất đỏ vàng
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi
Sinh vật
Sự đa dạng và độc đáo về loài
Toàn bộ khu Nam Trường Sơn nằm trong đới rừng gió mùa nhiệt đới. Đây là nơi có khu hệ sinh vật giàu có, phong phú và quí hiếm nhất ở Việt Nam. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép hình thành các thảm thực vật nguyên sinh là các loài rừng rậm thường xanh hay nửa rụng là mưa mùa nhiệt đới với thành phần loài rất phong phú. Trong đó có nhiều loài đặc hữu quí hiếm như thông lá dẹt, thông Đà Lạt thông nước, nhân sâm Ngọc Linh.
Về quần xã động vật. Nam Trường Sơn là nơi rất giàu có về loài nhất là là các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như voi, bò tót, bò rừng, bò xám, trâu rừng, nai, hoẵng.
- Thảm thực vật Nam Trường Sơn:
+ Thảm thực vật rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên địa hình thấp. Phân bố ở độ cao dưới 600m.
+ Rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa núi thấp độ cao 600- 1600m. + Rừng rậm á nhiệt đới mưa mù trên độ cao trung bình
+ Rừng thưa rụng lá: phân bố ở vùng núi thấp dưới 1000m ở vùng Easup. Phần lớn kiểu rừng này có nguồn gốc thứ sinh do rừng rậm bị đốt, chặt nhiều lần. Thành phần cây rừng thường là cây gỗ mọc nhanh và rụng lá.
+ Rừng thông: Trong khu có diện tích rừng tự nhiên lớn, phân bố khắp vùng núi Bạch Mã, Ngọc Linh ở phía bắc tới Bảo Lộc, Lâm Đồng ở phía nam.