Khu Đồng bằng Bình Trị Thiên

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1 (Trang 33)

- Phía bắc và phía nam được ngăn cách với các đồng bằng khác bởi hai dãy núi đâm ngang ra biển là Hoành Sơn ở phía Bắc và Bạch Mã ở phía Nam. Trùng với ranh giới á đới rừng gió mùa

chí tuyến không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Về phía tây, men theo chân khu Bắc Trường

Sơn trên vùng đồi có độ cao khoảng 100m. Đây là dải đồng bằng ven biển hẹp ngang nhất trong dải đồng bằng ven dãy Bắc Trường Sơn do dãy núi bị đẩy sang mạn đông, chiều rộng ĐB không quá 30km vì vậy vẫn mang tính chất của một ĐB mài mòn bồi tụ.

- Hình thành trên cấu trúc uốn nếp dãy Trường Sơn, nhưng sự tạo thành ĐB chủ yếu là do tác nhân ngoại lực gió và sóng biển tham gia vào quá trình mài mòn bồi tụ. Nguồn gốc của sự thành tạo này đã tạo nên tính thống nhất về địa chất, địa mạo trên toàn khu đồng bằng này.

Với hình thể hẹp ngang, bề rộng hầu như không đổi dọc theo hướng núi trên chiều dài không lớn khiến cho ĐB này cũng có sự thống nhất về mặt khí hậu và thuỷ văn.

- ĐB này chịu sự tác động kết hợp chặt chẽ của vùng núi và vùng biển. Thành tạo trầm tích Đệ Tứ của đồng bằng chủ yếu do nguồn gốc mài mòn bồi tụ bao gồm cát biển hiện đại, cuội, sỏi, cát pha.

- Thành phần cấu tạo vật liệu thay đổi tuỳ từng nơi ở gần biển hay sát núi, có sự bồi tụ dòng chảy phù sa sông hoặc chủ yếu là vật liệu biển.

Địa chất - địa hình

- Bắt đầu từ Đèo Ngang trở vào, sự hình thành đồng bằng có quan hệ mật thiết về mặt nguồn gốc phát sinh với dải Trường Sơn và thể hiện rõ đặc điểm của đồng bằng mài mòn bồi tụ.

- Trong quá trình hình thành đồng bằng, quá trình mài mòn và bồi tụ do biển đóng vai trò chủ yếu. Vật liệu bồi tụ chủ yếu là biển, ít phù sa sông vì sông ngòi ở đây thường ngắn dốc, chảy qua vùng đá cổ cứng, phần lớn là đá hoa cương nên vật liệu thô nghèo phù sa.

- Bề mặt đồng bằng không bằng phẳng thể hiện ở chỗ nhiều đồi núi sót, có những nhánh núi cấu trúc dải Trường Sơn nổi lên chia cắt ĐB thành từng ngăn, chạy sát biển tạo nên bờ biển cao, khúc khuỷu. Nơi nào núi lan sát biển, đồng bằng càng bị thu hẹp. ĐB chỉ mở rộng ở vịnh cũ ăn sâu vào lục địa hoặc ở nơi hợp lưu sông. ĐB không chỉ bị chia cắt ngang thành ngăn mà còn chia thành các dải theo chiều dọc.

- Ngoài cùng sát biển là các cồn cát, đụn cát được hình thành do gió cực và tín phong nửa cầu dồn sóng mang cát vào bờ. Phía trong các đụn cát là vùng thấp trũng của đầm phá. Nét đặc trưng của đồng bằng là nhiều đầm phá và cồn cát.

- Phía trong chân núi là các đồi thấp cùng cấu trúc với dải Trường Sơn xen đồi bán bình nguyên phù sa cũ, đất cằn cỗi bao phủ bởi cỏ tranh và cây bụi. Nhiều nơi đụn cát lấn sát vào chân núi. Cồn cát cao nhất ở Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh) cao tới 76m. Cát di động tạo thành suối lấp đầy đồng ruộng.

Khí hậu

Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp, chưa hẳn là nhiệt đới điển hình, điều này được biển hiện ở chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình tháng 1 không quá 190C, mùa đông ấm và đến chậm, nhiệt độ thấp nhất vượt trên 50C, như vậy là vẫn còn thời tiết lạnh gây hại cho cây trồng.

Gió mùa cực đới tới khu Bình Trị Thiên đã yếu đi nhiều và đã bị biến tính. Tần suất Front cực ở đây ngang với Sơn La là 14 lần. Nhiệt độ trung bình năm đạt 24-25 0C. Mùa hè nóng và kéo dài, từ tháng 4-10, nhiệt độ xấp xỉ 250C, nhiệt độ tháng nóng nhất là tháng 6,7,8 gần 30 0C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40 0C (Đồng Hới: 42,2 Quảng Trị, Huế 39,5 0C).

Số giờ nằng trung bình năm đạt 1800-1900 giờ, tổng nhiệt độ trên 7000 - 8000 0C. Thời tiết gió tây khô nóng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 7, độ ẩm không khí xuống dưới 70%. Trong khu này có gió tây khô nóng ít hơn và kém gay gắt hơn.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm lớn trên 2000mm, số ngày mưa trong năm 120- 160 ngày, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12,1, vào tháng 9,10 mưa lớn trùng với thời kì của bão. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7, tháng mưa ít nhất là tháng 4. Mưa phân bố không đều trong năm, ba tháng ít mưa là 3,4,5 chỉ đạt 120-200mm. Biến trình mưa có hai cực đại, cực đại chính vào tháng 10 và cực đại phụ vào tháng 5, là thời gian sinh lũ tiểu mãn.

Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trong khu khá phát triển, mật độ sông suối đạt 0,6- 1,85km/km2, giảm dần từ tây sang đông, sang vùng gần biển chỉ còn 0,45-0,5km/km2. Do sự phát triển mạng lưới sông suối trên các đồng bằng và bãi cát giảm đi địa hình các cồn và bãi cát biển cao hơn vùng giữa, nhiều đoạn sông chạy song song với bờ biển nên khi có lũ mức độ thoát nước rất chậm, nạ lũ xảy ra ở đồng bằng này tương đối khắc nghiệt.

Thuỷ triều có thể xâm nhập mặn vào khá sâu, ảnh hưởng mạnh của triều cường vào các tháng kiệt này.

Thổ nhưỡng

+ Đất cát biển: bao gồm các loại đất cồn cát trắng và đất cát biển. Dải đất cồn cát trắng vàng ít chua, rời rạc ít mùn, độ phì nhiêu thấp, giữ nước, giữ màu kém. Loại đất này phân bố trên các cồn cát cao tới 40-50m, còn trong tình trạng di động, gió biển thổi cuốn cáchạt cát trườn theo sườn tây dốc đứng tràn lấp ruộng vườn nhà cửa ở phía trong.

+ Đất mặn: Phân bố dọc theo các cửa sông và một số dải ven biển không phải là cát. Chúng thường có thành phần cơ giới nặng, tính kiểm, hàm lượng mùn cao, đất tốt.

+ Đất phèn: Hình thành tại các vùng bị mặn và lợ, tiêu nước kém, chua thành phần cơ giới nặng.

+ Đất phù sa: nằm ở giữa dải gò đồi và cát ven biển. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Đất thay đổi nhanh do hàng năm do lũ lụt và nạ cát xâm nhập.

+ Đất Feralit đỏ vàng ở vùng thềm, đồng bằng cao trên phù sa cổ bị xói mòn và kết von.

Sinh vật

Nhìn chung trong toàn khu diện tích rừng còn không đáng kể, thực vật thứ sinh chủ yếu chủ yếu ở dạng cây bụi cứng, chịu hạn, khả năng tái sinh rất kém. Sát vùng đồi, ở các bậc thềm hiện nay được trồng bạch đàn, thông nhựa. Ở vùng đồng bằng lúa và cây màu chiếm ưu thế. Trên các cồn cát và bãi cát được trồng phi lao, keo lá tràm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w