Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1 (Trang 35)

- Tài nguyên khoáng sản: dầu khí, bôxit, than bùn

- Tài nguyên đất: có nhiều loại đất có giá trị cao như đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ. - Nguồn lợi thuỷ sản: vào loại phong phú nhất nước ta.

3.3.2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên

3.3.2.1. Địa chất

Về cấu trúc địa chất, bao gồm các bộ phận: Khối nhô Kon Tum, Đới uốn nếp Hecxini Nam Trung Bộ, Miền sụt võng An Điềm ở Quảng Nam- Đà Nẵng, Miền võng Nam Bộ chạy theo hướng á kinh tuyến từ Đông Nam Bộ đến phía nam Đắc Nông, Miền võng Tân sinh sông Mê Công.

Lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của miền đã hình thành nhiều loại khoáng sản, bao gồm những loại sau đây: Bôxit, dầu khí, các sa khoáng titan ven biển, nước khoáng- nước nóng, than bùn...

3.3.2.2. Địa hình

Nam Trường Sơn

Nam Trường Sươn gồm cả núi, đồi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau rất phức tạp. Đường sống núi Nam Trường Sơn tạo thành một vòng cung lớn có phần lồi quay về phía biển Đông, tạo nên một ranh giới khí hậu và tự nhiên rõ nét giữa vùng cao nguyên phía tây với dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.

Nét nổi bật của địa hình là sự phân bậc rõ ràng, các bậc cao nằm về phía bắc và phía đông, bậc thấp nhất về phía tây, thoải về phía sông Mê Công. Các thung lũng sông lớn như Xê Xan, Srêpok, Ba, Đồng Nai chia cắt Nam Trường Sơn thành những khối núi và cao nguyên lớn nhỏ.

Từ phía nam Kon Tum, địa hình bị hạ thấp và phổ biến là các cao nguyên bazan, cao trung bình dưới 1000m. Bề mặt cao nguyên có dạng đồi thoải, lượn sang. Từ phía bắc xuống có các cao nguyên sau: Cao nguyên Pleicu, Cao nguyên Buôn Mê Thuột, Cao nguyên Di Linh, Cao nguyên Đak Nông.

- Vùng núi Hecxini của Nam Trung Bộ: bao gồm nhiều đỉnh núi cao, trong đó có hai dãy núi lớn là Vọng Phu (2051m) và Chư Yang Sin (2405m)

- Ngoài ra, còn có các đồng bằng giữa núi như: Kon Tum, Easup, Cheo Reo, Krông Pach

Khu Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ

Các mạch núi Nam Trường Sơn tạo thành một vòng cung lớn hướng ra biển và có nhiều nhánh đâm ra biển, nằm xen với các đồng bằng. Từ chân núi ra tới biển chưa đầy 50km, địa hình phân bậc khá rõ với các kiểu địa hình là: núi, đồi, đồng bằng, đầm phá, bãi triều, vũng vịnh

Đây là một vùng ven biển đẹp và đặc sắc nhất nước ta. Dọc bờ biển có những đèo lớn, những mũi granit đâm ra sát biển, những vũng vịnh nước sâu (Văn Phong, Cam Ranh), những đầm phá rộng lớn, những cồn cát cao nhiều mầu sắc cao 10-15m, dài vài chục km.

Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp từ vùng núi Trường Sơn Nam xuống Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Dải này có thể coi là thềm tích tụ- xâm thực sông Mê Công. Bề mặt phù sa cổ đã bị laterit hóa, bị biến dạng vào lúc có những đợt phun trào bazan. Theo Lê Đức An, đây là đồng bằng bóc mòn- tích tụ. Bề mặt có độ cao từ 10- 100m, chia thành hai dải: dải đông bắc rộng 20- 30 km, tiếp giáp với khối núi Cực Nam Trung Bộ; dải còn lại cấu tạo bởi đá trầm tích bở rời, dày 50- 60m, có nhiều núi sót lộ ra.

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một đồng bằng được hình thành trên một vịnh biển lớn. Chiều sâu của móng đá gốc từ 200- 2200m (ở vùng cửa sông) đến 4000m ngoài thềm lục địa. Bề mặt đồng bằng có độ cao từ 1- 5m, nổi lên một số núi sót ở phía tây.

Phần trung tâm đồng bằng là phần đất giữa sông Tiền và sông Hậu. Còn rìa của đồng bằng là bán đảo Cà Mau và phần đất do sông Đồng Nai và Vàm Cỏ bồi đắp. Địa hình đồng bằng với nhiều bồn trũng rộng lớn và hàng loạt những cồn cát duyên hải. Bề mặt đồng bằng còn tiếp tục được phù sa hàng năm bồi đắp, còn phần đấ mũi Cà Mau tiến ra biển hàng năm trung bình 60- 80m.

3.3.2.3. Khí hậu

Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo rõ rệt

Càng vào nam, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tháng lạnh nhất, tổng nhiệt độ tăng dần nhưng biên độ nhiệt giảm dần.

Bảng 3.1. Các chỉ số nhiệt độ một số địa điểm

Địa điểm Vĩ độ( 0B) Nhiệt độ năm(oC)

Nhiệt độ tháng max ( oC) Nhiệt độ tháng min (oC) Biên độ nhiệt năm (oC) Đà Nẵng 16002 25.7 29.2 21.3 7.9 Quảng Ngãi 15008 25.8 29.0 21.7 7.3 Quy Nhơn 13046 26.8 29.8 23.0 6.8 Nha Trang 12015 26.4 28.4 23.8 4.6 Phan Thiết 10056 26.6 28.3 24.7 3.6

TP.HCM 10049 27.1 28.9 25.8 3.1

Rạch Giá 10000 27.6 29.0 25.9 3.1

Cà Mau 9010 26.7 27.9 25.1 2.8

- Từ Đà Nẵng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC; Tổng nhiệt độ trên 9000 oC; Biên độ nhiệt năm < 9 oC.

- Chế độ nhiệt và mưa có hai cực đại và hai cực tiểu tương ứng với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Trong đó, tháng mưa nhiều nhất thường xảy ra vào tháng 7 và 9. Tháng có lượng mưa thấp nhất rơi vào tháng 1 (tháng 8 là một cực tiểu khi dải hội tụ đang ở miền Bắc).

- Gió mùa đông bắc và front cực còn đến Quảng Ngãi với tần suất 3.2 lần/năm. Mùa mưa còn kéo dài sang thu- đông với mưa nhỏ và thời tiết lạnh. Về cơ bản gió mùa đông bắc lạnh không còn ảnh hưởng nhiều đến vùng.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do chịu ảnh hưởng rất yếu của các luồng gió lạnh và thừa hưởng một chế độ hoàn lưu nhiệt đới thuần nhất nên nhiệt độ vào mùa đông vẫn cao. Biên độ dao động nhiệt năm nhỏ.

- Chế độ ẩm có sự phân hóa mạnh do tác động của địa hình với hoàn lưu. Khi gió mùa tây nam thổi, lãnh thổ Tây Nguyên có mưa lớn trong khi đó vùng ven biển Miền Trung lại có thời tiết khô nóng, làm cho mùa mưa dịch về cuối mùa hè. Do vậy, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn tồn tại hai kiểu khí hậu là khí hậu cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Kiểu khí hậu cận xích đạo bao trùm vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa chi phối khu vực Duyên hải NTB.

Sự phân bố mưa phụ thuộc vào sườn đón gió. Do tác động của gió mậu dịch đông bắc và dãy Trường Sơn Nam mà mùa mưa xảy ra vào thu đông. Còn tại sườn tây (Tây Nguyên), mùa mưa khớp với mùa gió tây nam.

3.3.2.4. Thủy văn

Mạng lưới sông suối

Mạng lưới sông phản ánh đặc điểm địa chất- địa hình của miền. Có thể chia thành 3 hệ thống sông lớn:

- Hệ thống sông duyên hải: do tính chất hẹp ngang của lãnh thổ nên các sông duyên hải Nam Trung Bộ có tính chất ngắn và dốc.

- Hệ thống sông Mê Công (bao gồm cả các phụ lưu thuộc tây Nguyên): các sông ở Tây Nguyên chảy trên các cao nguyên nên sông có độ dốc nhỏ, chảy chậm và có một số thác. Các sông này chảy sang Campuchia và đổ vào sông Mê Công. Ở phần hạ lưu thuộc Việt Nam (sông Cửu Long), sông chảy chậm và phân thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển.

- Hệ thống sông Đồng Nai - sông Bế - La ngà: sông bắt nguồn từ vùng núi cực Nam Trung Bộ chảy xuống Đông Nam Bộ.

Chế độ thuỷ văn

- Sông duyên hải: có mùa lũ từ tháng 9- 12 (lũ lớn nhất vào T11), mùa cạn vào tháng 2 – 8 (cạn nhất vào tháng 7, 8). Sự chênh lệch lượng nước hai mùa lớn. Chế độ nước có nhiều biến động đặc biệt là vào thời kì mưa bão. Các sông thường có những trận lũ tiểu mãn hoặc muộn đột ngột. Lũ quét thường hay xảy ra do mưa lớn khi có bão kết hợp với không khí lạnh và khi gặp triều cường.

- Hệ thống sông Đồng Nai: có thuỷ chế phức tạp do sông bắt nguồn từ hai sườn của dãy Trường Sơn. Mùa lũ từ tháng 9- 12, mùa cạn từ tháng 3- 8. Sông Đồng Nai có cửa sông hình phễu ăn sâu vào nội địa nên cảng biển lui vào rất sâu.

- Sông Mê Công: sông có chế độ thuỷ văn khá phức tạp với nguồn cung cấp nước chủ yếu là mưa, trong đó gần 50% do vùng trung tâm mưa Bôlôven cung cấp. Chế độ thuỷ văn ở châu thổ Mê Công chia làm hai mùa lũ (tháng 9- tháng 1, chiếm 75% tổng lượng nước), mùa cạn (tháng 2- tháng 8, chiếm 25% lượng nước). Phần hạ lưu có tháng lũ cao nhất vào tháng 9, 10 và cạn nhất tháng 4, 5. Tại các phụ lưu từ Tây Nguyên đổ xuống, tháng đỉnh lũ rơi vào tháng 10, 11 và cạn nhất vào tháng 4, 5. Vào mùa cạn, chế độ nước của sông chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Vào mùa lũ, đồng bằng bị ngập lụt. Diện tích bị ngập tới 1.4 đến 1.8 triệu ha, thời gian ngập kéo dài vài tháng. Có hai vùng bị ngập nhiều nhất là Đồng Tháp MườiTứ giác Long Xuyên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w