Tội phạm hoạt động, gây ra hậu quả xấu cho xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, gây trở ngại cho việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, gây ra bất ổn về mặt chính trị. Nhiều vấn đề hình sự đã trở thành vấn đề chính trị, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như: buôn lậu, tham ô tài sản với giá trị lớn, cố ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... gây ra sự bất ổn cho xã hội... ở một số nước, nhiều vụ tham ô, hối lộ, sách nhiễu dân chúng dẫn đến làm suy sụp cả chế độ xã hội như ở Indônêxia, Philippin, Mêhicô...
Thực hiện tội phạm hóa và phi tội phạm hóa sẽ góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đảng ta chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh với kinh tế. Thực hiện có hiệu quả tội phạm hóa và phi tội phạm hóa sẽ góp phần tạo ra một mội trường xã hội lành mạnh, ít tội phạm, ít tệ nạn xã hội để nhân dân yên tâm làm ăn, xây dựng và phát triển đất nước, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Thực hiện tội phạm hóa và phi tội phạm hóa góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện tội phạm hóa và phi tội phạm hóa sẽ góp phần hạn chế tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, mọi quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và của công dân sẽ được tôn trọng và bảo vệ. Mọi hành vi phạm tội sẽ được điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tạo bước chuyển biến quan trọng của toàn xã hội trong nhận thức về trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, các cấp, các ngành và đại bộ phận nhân dân đã thấy được trách nhiệm, quyền lợi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp đều xác định rõ hơn trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, coi đấu tranh phòng chống tội phạm vừa là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi tổ chức, cá nhân.
Tạo được cơ chế phối hợp thực hiện đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm. Từng bước tạo sự chuyển biến về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật, tạo khí thế mới và phát huy được nguồn lực to lớn
trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự tại cơ quan, đơn vị và địa bàn cơ sở. Động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa xã hội, giảm thiểu được những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội. Đã xuất hiện nhiều tấm gương quần chúng nhân dân anh dũng, không quản nguy hiểm đến tính mạng, sẵn sàng tham gia truy bắt tội phạm; đã giáo dục, cảm hoá, cải tạo được nhiều đối tượng phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư giúp họ tái hoà nhập cộng đồng; đã điều tra, khám phá nhiều vụ án lớn về hình sự, kinh tế, ma tuý; bóc gỡ được nhiều đường dây, tổ chức phạm tội nghiêm trọng; làm rõ được nhiều vụ án tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Từ năm 1999 đến nay, chúng ta đã liên tục kiềm chế được sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm được một số loại tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm hiếp dâm, cướp tài sản, cố ý gây thương tích được ngăn chặn và từng bước kiềm chế. Đây là kết quả quan trọng thể hiện sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ và tinh thần quyết tâm của toàn xã hội trong phòng chống, tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bước đầu đã tạo được sự đột phá, giải quyết được những vấn đề bức xúc nổi lên, lấy lại được lòng tin của quần chúng nhân dân trong phòng chống tội phạm.