Phi tội phạm hóa một số tội liên quan đến hoạt động mại dâm

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 129)

VÀ PHI TỘI PHẠM HÓA TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ

3.3.2.Phi tội phạm hóa một số tội liên quan đến hoạt động mại dâm

Khi mại dâm bị coi là tội phạm có nghĩa mại hoạt động mại dâm là bất hợp pháp và người bán dâm phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, luật pháp thường đẩy mại dâm vào hoạt động trá hình, làm nguy hại cho xã hội. Người bán dâm dễ bị lạm dụng, dễ gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách dùng bao cao su, tiếp cận dịch vụ sức khỏe, HIV và tìm kiếm việc làm, dẫn đến gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Mặt khác, chính phủ khó có thể quản lý được sự câu kết giữa thị trường tình dục, thị trường ma túy và tội phạm có tổ chức. Chính vì vậy, nhiều nước châu Âu theo mô hình này từ thế kỷ 19 nay đã chuyển sang các mô hình luật pháp khác mềm mỏng hơn.

Khi hợp pháp hóa mại dâm, pháp luật quản lý mại dâm chủ yếu dưới các hình thức: khoanh vùng, đăng ký, cấp giấy chứng nhận hành nghề và khám sức khỏe bắt buộc đối với người bán dâm. Những nước điển hình theo mô hình này là Hà Lan, Đức, Singapore và một số bang của Úc. Cơ sở lý luận

của mô hình này là dựa trên quyền con người, đồng thời rút kinh nghiệm của các nước đã thất bại theo mô hình cũ. Lợi thế của mô hình này là giữ gìn được trật tự xã hội, làm giảm bóc lột tình dục, buôn bán phụ nữ, mại dâm và kiểm soát được bệnh dịch tại nơi khoanh vùng. Tuy nhiên, mô hình này chưa giảm được mại dâm trá hình và đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Việc khám sức khỏe bắt buộc đối với người bán dâm cũng dẫn đến sự chủ quan của người mua dâm cho rằng nguy cơ nhiễm HIV là không đáng kể và do vậy làm gia tăng tình dục không an toàn.

Phi tội phạm hóa mại dâm là sự gỡ bỏ các tội phạm mại dâm ra khỏi luật hình sự, coi mại dâm là một nghề và thường không chịu sự quản lý gắt gao của nhà nước. Chính sách này giúp giảm phân biệt đối xử với người bán dâm, tăng cường trật tự xã hội và sức khỏe cộng đồng, giảm mại dâm trá hình. Tuy nhiên, điều này cũng dễ nảy sinh chồng chéo về luật pháp. Đây là mô hình hiện được coi là tiên tiến, được nhiều tổ chức cộng đồng ủng hộ, các chính sách khác không chủ trương truy tố hay bắt bớ người bán dâm hoặc chủ chứa. Nếu có sự phối hợp tốt giữa chính phủ và các tổ chức cộng đồng, chính sách này sẽ giúp kìm hãm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm HIV, giảm tội phạm và bạo lực. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi trách nhiệm cao của ngành công an và sự linh hoạt trong việc thực thi chính sách theo bối cảnh vùng, miền. Thái Lan thực hiện mô hình này khá thành công.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cải cách luật pháp, ma túy gia tăng và dịch HIV đang bùng nổ, Việt Nam không thể tiếp tục duy trì mô hình này. Việt Nam cũng khó có thể đi theo hai mô hình hợp pháp hóa và phi tội phạm hóa bởi vì các văn bản liên quan đến vấn đề mại dâm và cơ chế quản lý bộ, ngành hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập và chồng chéo. Nguồn lực hạn chế cũng là một nhân tố cản trở để cải cách luật theo hướng hợp pháp hóa mại

dâm. Xét về khía cạnh văn hóa, mại dâm cũng chưa thể coi là một nghề vì việc này trái với thuần phong mỹ tục quốc gia. Chính vì vậy một cơ chế luật mới về mại dâm phải đáp ứng đủ ba điều kiện: tiên tiến nhưng phải phù hợp về văn hóa và phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 129)