SỰ CẦN THIẾT, VAI TRÒ, MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA TỘI PHẠM HÓA VÀ PHI TỘI PHẠM HÓA

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 26)

TỘI PHẠM HÓA VÀ PHI TỘI PHẠM HÓA

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và việc xây dựng, hoàn thiện một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ ở Việt Nam luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu, một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới.

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử; nó không chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại.

Quá trình đổi mới tư duy và hình thành quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân gắn liền với quá trình hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước, xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng, tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà nước và pháp luật phải phản ánh, đại diện đầy đủ cũng như điều hoà được các lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nhà nước không còn là người bảo trợ, bao cấp cho xã hội, mà chỉ tạo ra các điều kiện, môi trường, định hướng cho xã hội phát triển; pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội mà còn là công cụ, là chỗ dựa vững chắc của người dân để họ sống và xử sự theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; pháp luật phải là hiện thân của nguyên tắc: công dân

được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; cán bộ, công chức cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Thực tế đã đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và xác định rõ vị trí, vai trò và chức năng của Nhà nước và pháp luật cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh mới, phải tạo ra những điều kiện, môi trường và các định chế pháp lý cần thiết cho việc bảo đảm các quyền tự do kinh doanh, quyền tự do, dân chủ của công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tình hình quốc tế thay đổi và có những diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những đối sách thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới: một mặt, phải giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ được bản sắc và truyền thống của dân tộc trong quá trình phát triển; mặt khác, chúng ta phải biết tranh thủ, tận dụng những nhân tố mới và tinh hoa mới của thời đại. Kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa sức mạnh có tính quyết định của nội lực với sức mạnh của thời đại để tạo ra sức bật mới cho quá trình phát triển và hội nhập.

Pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường được bảo đảm bằng pháp luật. Quan điểm về phát triển bền vững với sự kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đang được xác lập và từng bước thể chế hoá bằng pháp luật.

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)